Tin tức
on Tuesday 07-02-2017 2:05pm
Danh mục: Tin quốc tế
TS. BS. Nguyễn An Nghĩa
Bộ môn Nhi – ĐHYD Tp.HCM
Bộ môn Nhi – ĐHYD Tp.HCM
Cúm mùa là một trong những bệnh lý thu hút rất nhiều sự quan tâm của toàn thế giới. Tính cho đến nay, tiêm chủng vắc-xin ngừa cúm vẫn là phương pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất. Tuy nhiên, bên cạnh tiêm chủng, CDC gần đây đã đưa ra những khuyến cáo mới cho mùa cúm 2016-2017.
Nhiều thông tin dự báo cho thấy virus cúm A (H3N2) sẽ là chủng cúm chính trong mùa cúm 2016-2017. Đây là chủng cúm thường liên quan đến những bệnh cảnh nặng hơn so với những chủng khác, đặc biệt ở đối tượng trẻ em và người lớn tuổi. Các biến chứng nặng có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhất là ở những đối tượng nguy cơ cao bao gồm: phụ nữ mang thai, người ≥ 65 tuổi, trẻ < 2 tuổi, người có bệnh lý tiềm ẩn như suy giảm miễn dịch, suyễn, đái tháo đường, bệnh lý tim mạch. Chủng ngừa vắc-xin cúm, cùng với điều trị, đóng một vai trò rất quan trọng trong quản lý những đối tượng nguy cơ cao đã nêu trên.
Các thuốc kháng virus cúm là một chọn lựa bổ sung quan trọng bên cạnh việc chủng ngừa. CDC khuyến cáo điều trị nhanh thuốc kháng virus cúm dựa trên kinh nghiệm đối với những bệnh nhân nằm trong nhóm nguy cơ cao và có kèm theo các dấu hiệu/triệu chứng cúm. Việc đánh giá bệnh nhân dựa trên lâm sàng, mức độ nặng và tiến triển, tuổi, các bệnh lý nền tiềm ẩn, biểu hiện giống cúm, và thời gian kể từ lúc khởi bệnh, có ý nghĩa quan trọng trong việc ra quyết định điều trị thuốc kháng virus cho những bệnh nhân ngoại trú có nguy cơ cao.
Điều trị kháng virus cũng được khuyến cáo nên chỉ định càng sớm càng tốt cho bất kỳ bệnh nhân nào được chẩn đoán xác định hoặc nghi ngờ cúm và cần phải nhập viện hoặc bệnh nặng, đang tiến triển, có biến chứng.
Do thuốc kháng virus sẽ có hiệu quả lâm sàng lớn nhất khi được điều trị sớm, CDC khuyến khích bác sĩ lâm sàng không nên trì hoãn quyết định khởi đầu điều trị kháng virus chỉ để chờ kết quả xét nghiệm tìm virus cúm. Khi đã có chỉ định, điều trị thuốc kháng virus càng sớm sẽ mang lại lợi ích càng nhiều, đặc biệt trong vòng 48 giờ kể từ lúc khởi bệnh. Tuy nhiên, điều trị kháng virus có thể vẫn có lợi dù được bắt đầu sau 48 giờ kể từ lúc khởi bệnh đối với bệnh nhân phải nhập viện.
Một điểm cuối nhưng cũng rất quan trọng, điều trị kháng virus có thể được xem xét dựa trên đánh giá lâm sàng những bệnh nhân được chẩn đoán xác định hoặc nghi ngờ cúm dù họ hoàn toàn khỏe mạnh trước đó và không nằm trong nhóm có nguy cơ cao, nếu việc điều trị có thể khởi đầu trong vòng 48 giờ kể từ lúc khởi bệnh.
Ba loại thuốc kháng virus cúm được sử dụng trên lâm sàng bao gồm oseltamivir (đường uống), zanamivir (dạng hít), và peramivir (dạng tiêm mạch). Các thuốc ức chế neuraminidase này có khả năng chống cả cúm A lẫn cúm B.
Để điều trị cúm, oseltamivir đường uống và zanamivir dạng hít được chỉ định trong 5 ngày, tuy vậy, một số bệnh nhân nội viện có thể cần điều trị lâu hơn. Peramivir (TM) được sử dụng một liều truyền trong 15-30 phút. Peramivir được chỉ định cho người trưởng thành, zanamivir cho trẻ ≥ 7 tuổi, và oseltamivir cho mọi lứa tuổi kể cả sơ sinh. (Các thông tin cụ thể về thuốc có thể tham khảo thêm tại đường link: https://www.cdc.gov/flu/professionals/antivirals/summary-clinicians.htm)
Mặc dù tình trạng kháng thuốc hiện tại vẫn chỉ ở mức thấp, đã có những ca kháng thuốc được ghi nhận rải rác trên toàn thế giới.
Nói tóm lại, chủng ngừa vẫn là bước quan trọng nhất trong phòng ngừa và điều trị cúm. Bên cạnh đó, thuốc kháng virus có thể được xem là hàng rào phòng thủ thứ hai trong điều trị cúm.
(Nguồn: http://www.medscape.com)
Các tin khác cùng chuyên mục:
Liệu bố mẹ hành xử khiếm nhã có ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc trẻ hay không? - Ngày đăng: 07-02-2017
Nồng độ AMH trước mổ có ảnh hưởng đến khả năng có thai sau mổ của bệnh nhân được phẫu thuật do lạc nội mạc tử cung nặng? - Ngày đăng: 31-01-2017
Đái tháo đường thai kỳ làm tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh - Ngày đăng: 24-01-2017
Cha mẹ béo phì liên quan đến chậm phát triển của con - Ngày đăng: 24-01-2017
Bổ sung dầu cá trong thai kỳ có thể làm giảm nguy cơ hen suyễn ở trẻ em - Ngày đăng: 20-01-2017
Điều trị non-steroid cho trẻ non tháng còn ống động mạch không làm giảm tỉ lệ tử vong và loạn sản phế quản phổi - Ngày đăng: 20-01-2017
Tóm tắt thông tin cập nhật về đái tháo đường trong thai kỳ từ hướng dẫn của Hiệp Hội Đái Tháo Đường Hoa Kỳ 2017 - Ngày đăng: 19-01-2017
Rối loạn tăng động kém chú ý (ADHD) có liên quan tới chế độ ăn không khoẻ mạnh trong thai kỳ - Ngày đăng: 18-01-2017
Chế độ ăn giàu chất béo trong thai kỳ làm giảm hệ vi khuẩn ruột có lợi ở thế hệ sau - Ngày đăng: 18-01-2017
Tình trạng thiếu sắt đặt 1/3 thai phụ vào nguy cơ gặp các biến chứng của thai kỳ - Ngày đăng: 18-01-2017
Việc cho con bú mẹ ảnh hưởng tới chuyển hoá của bà mẹ và bảo vệ họ khỏi đái tháo đường cho tới 15 năm sau khi sinh con. - Ngày đăng: 18-01-2017
Tập thể dục trong thai kỳ “tốt cho cả bà mẹ và trẻ” - Ngày đăng: 18-01-2017
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK