Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Thursday 15-08-2019 9:31am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế
CVPH. Lê Thị Thu Thảo_IVFMD Tân Bình

Chọc hút noãn là một khâu gây áp lực trong cả chu trình TTON với bệnh nhân vô sinh. Ngày nay, chọc hút noãn được ưu tiên lựa chọn thực hiện dưới hướng dẫn của siêu âm ngả âm đạo (TUGOR). Phương pháp này có thể làm bệnh nhân cảm thấy đau và khó chịu. Âm nhạc có tác dụng làm dịu và đã được sử dụng trong nhiều hoạt động giảm đau (Kane, 1914). Cơ chế chính xác về việc tại sao nó có thể làm giảm nhận thức về đau đớn, lo lắng và căng thẳng hiện nay vẫn chưa được biết rõ. Một số nghiên cứu cho thấy sử dụng âm nhạc trong phẫu thuật làm giảm mức độ đau và lo lắng của bệnh nhân (Nilsson và cs, 2008). Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây ở Anh cho rằng liệu pháp âm nhạc không làm giảm mức độ lo lắng bệnh nhân tại thời điểm chuyển phôi (Stocker và cs, 2016).

Nghiên cứu của Cosy và cộng sự (2018) nhằm mục đích điều tra tác dụng của âm nhạc trong việc chọc hút noãn bằng TUGOR. Nghiên cứu chia làm 3 nhóm: nhóm nghe nhạc trực tiếp (n = 70 người), nhóm nghe bằng tai nghe (n = 70) và nhóm đối chứng (n = 69). Tình trạng tâm lý bệnh nhân được đánh giá bằng thang điểm đau trực quan (VAS-P), sự hài lòng, test trạng thái lo âu (STAI), test trầm cảm Beck (BDI) và bảng câu hỏi sức khỏe tổng quát (GHQ). Các marker sinh học về căng thẳng bao gồm amylase nước bọt (sAA) và cortisol nước bọt (sCort) được đo trước và sau chọc hút noãn.

Kết quả của nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở các nhóm chỉ số STAI, BDI, GHQ và biomarkers stress. Cũng không có sự khác biệt trong giá trị sAA (U/ml) ở 3 nhóm. Điểm số lo lắng và giảm đau không khác biệt giữa 3 nhóm. Tuy nhiên chỉ số đau âm đạo ở nhóm nghe nhạc trực tiếp (19,3 ± 22,4) thấp hơn so với 2 nhóm còn lại (29,4 ± 26,9; 30,6 ± 28,2) (p < 0,034). Mức độ hài lòng với việc kiểm soát cơn đau ở nhóm nghe nhạc trực tiếp cao hơn đáng kể so với nhóm nghe bằng tai nghe và nhóm đối chứng (p = 0,001).

Kết luận: đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy âm nhạc cải thiện mức độ hài lòng về kiểm soát đau, mặc dù không có kết luận rõ ràng về điểm giảm đau hoặc mức độ biểu hiện của các marker stress. Mặc dù những bệnh nhân khác nhau có thể việc đáp ứng với thể loại âm nhạc, cường độ âm thanh cũng khác nhau, nhưng âm nhạc là một cách đơn giản, tiết kiệm chi phí nhằm giảm đau và tăng an toàn với bệnh nhân ở các trường hợp chọc hút noãn ngả âm đạo.

Nguồn: The impact of music therapy on pain and stress reduction during oocyte retrieval – a randomized controlled trial. August 2018 Volume 37, Issue 2, Pages 145–152

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

New World Saigon Hotel (Số 76 Lê Lai, Phường Bến Nghé, Quận 1, ...

Năm 2020

Caravelle Hotel Saigon, chiều thứ bảy 20.4 và chủ nhật 21.4.2024

Năm 2020

Khách sạn Caravelle Saigon, Chủ nhật 21.1.2024 (9:00 - 11:15)

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Sách ra mắt ngày 9 . 3 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Y học sinh sản số 68 ra mắt ngày 25 . 12 . 2023 và gửi đến quý ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK