Bắt đầu từ năm 2011, ngày 17-11 được chọn là ngày Thế giới Vì trẻ sinh non nhưng không phải ai cũng biết ngày này cũng như các liệu pháp chăm sóc dinh dưỡng đặc biệt cho trẻ sinh non, ngay cả những người đã, đang và dự định làm mẹ.
Rời bụng mẹ, vào lồng ấp
Theo thống kê tại các bệnh viện phụ sản trên cả nước, tỉ lệ trẻ sinh non chiếm khoảng 10% tỉ lệ trẻ sơ sinh và con số này ngày càng gia tăng. Những đứa trẻ được sinh ra vào thời điểm thai nhi nhỏ hơn 37 tuần tuổi được coi là sinh non. Trẻ sinh non thường gặp nhiều nguy cơ mắc các bệnh mãn tính do chưa hấp thụ đầy đủ dưỡng chất và chưa hoàn thiện của các chức năng trong cơ thể.
Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 15 triệu trẻ em bị sinh non. Việt Nam nằm trong 42 nước có tỉ lệ trẻ em tử vong cao nhất thế giới, cứ 63.000 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong thì có đến 50% là trẻ sinh non. Riêng tại Khoa Sơ sinh Bệnh viện Từ Dũ TPHCM, hằng năm tiếp nhận từ 15.000 - 18.000 bệnh nhi nội trú mà đa số có bệnh lý sơ sinh, đặc biệt là các trẻ non tháng nhẹ cân.
Nguyên nhân chính dẫn đến nguy cơ sinh non ở phụ nữ mang thai là do tình trạng sức khỏe của mẹ kém, sức khỏe thai có vấn đề, mẹ làm việc nặng, di chuyển nhiều, chế độ dinh dưỡng không được quan tâm đầy đủ... Cũng có những trường hợp mẹ được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng trong giai đoạn thai kỳ, có chế độ sinh hoạt hợp lý song vẫn sinh non. Tuy nhiên, các bà mẹ cũng đừng quá lo lắng vì nếu được điều trị kịp thời và chăm sóc tốt cùng với phương pháp dinh dưỡng phù hợp, những đứa trẻ sinh non vẫn có cơ hội lớn lên và phát triển bình thường như trẻ sinh đủ tháng.
Vì sự sống trẻ sinh non
Trẻ sinh non phải đối diện với nhiều nguy cơ bệnh tật và tỉ lệ tử vong cao hơn trẻ sinh thường do cơ thể chưa phát triển đầy đủ. Hầu hết trẻ sinh non có nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa, thị giác và hệ miễn dịch kém. Nếu không được sự chăm sóc đặc biệt, phối hợp tốt giữa bác sĩ sản khoa và nhi khoa, trẻ sinh non sẽ dễ tử vong, mắc bệnh tật cũng như kém phát triển thể chất và trí tuệ.
Để những em bé non nớt do ra đời quá sớm được cứu sống và lớn lên, các y bác sĩ phải nâng niu còn hơn cả trứng mỏng. Việc nuôi dưỡng những đứa trẻ còn chưa có khả năng bú mẹ này vô cùng phức tạp và tỉ mỉ. Lúc đầu chưa bú được sữa mẹ thì buộc phải nuôi bằng thuốc truyền qua đường tĩnh mạch. Một trẻ sinh non được nuôi bằng khoảng 20 loại thuốc chứa vitamin, đường, đạm, mỡ, các yếu tố vi lượng…
Với những trẻ lớn hơn, có thể bắt đầu tập ăn sữa qua đường xông dạ dày. Trẻ non tháng có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn so với trẻ đủ tháng, nếu dùng sữa mẹ đơn thuần thì có thể không đáp ứng được nhu cầu về đạm và năng lượng trong khi phản xạ nuốt chưa tốt, dung tích dạ dày nhỏ, nhu động ruột tăng, sự tiết các dịch tiêu hóa chưa trưởng thành, nhất là dịch tụy...
Do vậy, dinh dưỡng cho trẻ sinh non cần có độ đậm về năng lượng, đạm và chất béo. Khi trẻ sinh non nặng khoảng 1,7 - 1,8 kg, các bác sĩ sẽ cho xuất viện. Lúc bấy giờ, trẻ vẫn cần có chế độ chăm sóc riêng tại nhà. Cụ thể, ngoài bú sữa mẹ, trẻ cần bổ sung canxi, vitamin D và một số thiếu hụt dinh dưỡng mà do việc ăn uống hoặc khẩu phần ăn chưa cung cấp đủ để giúp trẻ có thể phát triển tốt hơn về chiều cao, thể lực và trí não.
Với đa số mọi người, nuôi một đứa trẻ sinh non là rất khó khăn nhưng nếu chăm sóc đúng bằng các liệu pháp dinh dưỡng và tình yêu thương thì trẻ sinh non vẫn hoàn toàn có thể phát triển bình thường. Khi có trẻ sinh non, các bậc làm cha làm mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về chăm sóc trẻ. Hãy tự là một “bác sĩ” vì sự sống của trẻ sinh non.
Trẻ sinh dưới 37 tuần tuổi được xem là sinh non. Tỉ lệ sinh non ở nước ta chiếm tỉ lệ 10% |
Nguồn: Báo Người Lao Động
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...