Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Wednesday 03-10-2012 12:50am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin cộng đồng

New_Picture_82 Khoảng thời gian sau khi nhau sổ ra cho đến khi các chức năng sinh lý và giải phẫu của cơ quan sinh dục trên cơ thể người mẹ trở lại trạng thái bình thường được gọi là thời kỳ hậu sản, trung bình nó kéo dài 6 tuần. Trong khoảng thời gian đó, có thể có những bất thường xảy ra và sản phụ cần phải biết để đề phòng và điều trị kịp thời.


Chảy máu sau sinh (C.M.S.S)

C.M.S.S bao gồm băng huyết, tụ máu sau may tầng sinh môn và chảy máu muộn.

C.M.S.S do đờ tử cung:

Bình thường sau khi nhau sổ ra ngoài, tử cung phải co lại để cầm máu. Khi tử cung không co lại được gây ra chảy máu, khi lượng chảy máu trên 500ml gọi là băng huyết sau sinh kèm theo triệu chứng vã mồ hôi, chân tay lạnh, da niêm xanh, huyết áp tụt, mạch nhanh, tử cung mềm nhão, ấn vào tử cung máu từ âm đạo chảy ra nhiều. Đây là một cấp cứu khẩn về sản khoa, cần truyền dung dịch mặn đẳng trương kèm với oxytocin pha truyền tĩnh mạch chảy nhanh, kết hợp hồi sức, truyền dung dịch cao phân tử, truyền hồng cầu lắng cùng nhóm và xoa nắn trên đáy tử cung giúp cho tử cung co hồi tốt. Cần kiểm tra lòng tử cung sau khi dấu sinh hiệu tạm ổn.

C.M.S.S do tổn thương đường sinh dục:

Nguyên nhân do rách tầng sinh môn, âm đạo và cổ tử cung. Sau sinh máu từ âm đạo chảy ra nhiều, khám tử cung co hồi tốt, tử cung có cầu an toàn rõ, kiểm tra bằng dụng cụ thấy có tổn thương đang chảy máu ở đường sinh dục. Cần hồi sức tốt, truyền dung dịch mặn đẳng trương, khi sinh hiệu ổn định thì tiến hành may lại chỗ tổn thương và kết hợp dùng thuốc kháng sinh liều cao, giảm đau và giảm sưng nề.

C.M.S.S do bệnh lý rối loạn đông máu và cầm máu:

Sau sinh máu âm đạo chảy ra nhiều, toàn máu loãng, không có máu cục, người mẹ cảm giác mệt, vã mồ hôi, huyết áp tụt, mạch nhanh, xét nghiệm máu các chức năng đông máu cầm máu giảm và kéo dài. Cần truyền dung dịch mặn đẳng trương, dung dịch cao phân tử, huyết tươi đông lạnh và hồng cầu lắng cùng nhóm.

C.M.S.S do tụ máu may tầng sinh môn hay tụ máu sau vết mổ sinh:

Nguyên nhân do kỹ thuật may và cầm máu trong lúc khâu không hết còn các mạch máu vẫn đang chảy. Triệu chứng sau khi khâu vết cắt tầng sinh môn hay vết mổ sinh, tại vết khâu nổi lên một khối u lớn, ấn mềm kèm theo các dấu hiệu mất máu rõ trên người mẹ như: dấu sinh hiệu kém, da xanh, niêm mạc nhợt và xét nghiệm hồng cầu giảm, hematocrit giảm và hemoglobin xuống thấp. Cần truyền dịch với dung dịch mặn đẳng trương, truyền hồng cầu lắng cùng nhóm nếu cần, khi sinh hiệu ổn cần may lại, lấy hết khối máu tụ, cầm máu kỹ, có thể đặt lame dẫn lưu nếu cần.

C.M.S.S do chảy máu muộn:

Đây là biến cố xảy ra vào tuần thứ 2 hoặc thứ 3 sau sinh do bất thường vùng nhau bám hoặc sót nhau. Triệu chứng ra máu âm đạo tự nhiên, máu đỏ tươi, đôi khi đau nhẹ vùng hạ vị, tử cung co hồi chậm, siêu âm tử cung thấy tử cung còn lớn, lòng tử cung có khối hỗn hợp. Xử trí nạo hút lòng tử cung kết hợp truyền dung dịch mặn đẳng trương kèm với oxytocin truyền tĩnh mạch giúp cho tử cung co hồi tốt để cầm máu, dùng kháng sinh toàn thân để tránh nhiễm trùng.

Dự phòng chảy máu sau sinh

Tùy theo nguyên nhân C.M.S.S mà ta có dự phòng tốt. Trong băng huyết sau sinh, phòng ngừa hiện nay chủ động xử trí tích cực ở giai đoạn 3 của cuộc chuyển dạ, nghĩa là chủ động tiêm oxytocin là thuốc co tử cung sau khi thai nhi sổ ra. Ngoài ra, đối với những trường hợp tiên lượng dễ băng huyết sau sinh như: đa thai, đa sản, chuyển dạ kéo dài, chuyển dạ có can thiệp sản khoa như trong sinh giúp ta nên lập một đường truyền tĩnh mạch, một chai dịch truyền đẳng trương có kèm oxytocin. Trong C.M.S.S do tụ máu sau may tầng sinh môn hay khâu vết may trong mổ sinh, cần cầm máu kỹ các mạch máu bị đứt do cắt, may theo đúng nguyên tắc, đúng kỹ thuật. Trong chảy máu muộn cần kiểm tra kỹ bánh nhau và màng nhau, lưu ý có các bánh nhau phụ. Trường hợp không chắc chắn có thể kiểm tra buồng tử cung bằng tay, để xem sự vẹn toàn của buồng tử cung.

Bế sản dịch và dự phòng

Triệu chứng của bế sản dịch:

Người mẹ sốt nhẹ, căng tức, đau trằn vùng hạ vị. Khám âm đạo rất ít sản dịch có thể kèm mùi hôi do nhiễm trùng, cổ tử cung đóng kín, dùng tay nong cổ tử cung sản dịch ra màu đen sậm kèm mùi hôi, ấn hạ vị tử cung lớn, đau nhiều khi ấn đáy tử cung.

Xử trí:

Dùng ngón tay nong cổ tử cung để sản dịch thoát ra ngoài, nếu cổ tử cung cứng chít hẹp không thể nong bằng tay được ta dùng que héga để nong cổ tử cung từ số nhỏ đến que số lớn, có thể dùng thuốc misoprostol đặt âm đạo trước 4 giờ, giúp cho cổ tử cung mềm và cổ tử cung mở kết hợp nong cổ tử cung. Đồng thời dùng oxytocin pha truyền tĩnh mạch giúp tử cung co hồi tốt, kết hợp dùng thuốc kháng sinh liều cao toàn thân để tránh nhiễm trùng.

Phòng tránh

Nhằm tránh sản dịch ứ lại trong buồng tử cung cũng như phòng ngừa viêm nội mạc tử cung do bế sản dịch. Nhất thiết kiểm tra cổ tử cung sau sinh, cần nong rộng cổ tử cung. Đối với trường hợp sinh mổ chủ động, sau khi bóc nhau ra và lau sạch lòng tử cung cần nong cổ tử cung từ đường mổ xuống đoạn dưới tử cung bằng tay phẫu thuật viên, trước khi may lớp cơ tử cung. Sau khi mổ xong giai đoạn lấy máu cục âm đạo, cần phải nong cổ tử cung một lần nữa.

Sau sinh cần vận động sớm, có thể nằm sấp với thời gian từ 20 – 30 phút mỗi ngày đối với người mẹ có tử cung ở tư thế gập trước, giúp cho sản dịch ra dễ dàng.

Những rối loạn về đường tiết niệu

Bí tiểu sau sinh:

Trong chuyển dạ, khi ngôi thai xuống thấp, thường là đầu thai nhi, đè vào cổ bàng quang hay niệu đạo gây ứ đọng nước tiểu làm bàng quang căng giãn, khi giãn nhiều làm mất trương lực, làm co thắt cơ cổ bàng quang. Ngoài ra, trường hợp sau sinh phải cắt may tầng sinh môn, làm chỗ may sưng nề đau làm cho người mẹ khi đi tiểu không dám rặn tiểu vì đau. Sau khi sinh bàng quang không nhạy cảm với kích thích khi nước tiểu đầy, gây bí tiểu. Ngoài ra khi bí tiểu, động tác thông tiểu nhiều lần gây viêm bàng quang, làm cho triệu chứng bí tiểu thể hiện rõ. Điều trị bí tiểu sau sinh, bằng cách khôi phục lại trương lực bàng quang bằng những biện pháp như: chườm ấm vùng bàng quang, rửa hay ngâm vùng sinh dục ngoài bằng nước ấm, vận động sớm, tập ngồi tiểu theo tư thế bình thường. Sau những biện pháp trên không thành công, ta đặt sonde tiểu giữ và tháo kẹp mỗi 4 giờ/lần, tạo lại phản xạ đi tiểu, kết hợp dùng thuốc prostigmin hay xatral dùng thời gian 4 – 5 ngày. Sau đó rút sonde tiểu cho cho người mẹ tập đi tiểu.

Són tiểu:

Ngược lại với trường hợp bí tiểu do co thắt cơ ở cổ bàng quang, những người mẹ bị són tiểu sau sinh là do cơ co thắt cổ bàng quang không tốt, gặp trong trường hợp chuyển dạ kéo dài; sinh đẻ nhiều lần. Khi người mẹ cười, khi gắng sức, khi ho làm tăng áp lực ổ bụng làm cho nước tiểu bị són ra ngoài. Cách điều trị: tư vấn cho người mẹ an tâm về tinh thần, chế độ nghỉ ngơi tốt và dinh dưỡng sau sinh đầy đủ kết hợp dùng prostigmin khoảng 1 tuần sẽ ổn định. Trường hợp không khỏi và kéo dài qua thời kỳ hậu sản, có kế hoạch phẫu thuật nâng bàng quang bằng giá đỡ ở đối tượng sinh nhiều mà có tiểu són kéo dài.

Viêm tắc tĩnh mạch sau sinh

Triệu chứng:

Viêm tắc tĩnh mạch ở thời kỳ hậu sản thường gặp là viêm tắc tĩnh mạch đùi nông. Triệu chứng, thường xảy ra vào ngày thứ 3 trở đi sau sinh, sốt cao 38,5 – 39oC, chân bị viêm rất đau, không thể nâng chân lên khỏi mặt giường được, tĩnh mạch sưng đỏ dọc theo chân. Toàn bộ chân phù nề trắng.

Điều trị:

Nằm bất động, chân bị viêm nâng cao hơn đầu, giúp cho máu ở phần chi dưới được lưu thông dễ dàng hơn. Dùng thuốc kháng sinh toàn thân liều cao, giảm đau, hạ sốt, có thể dùng Aspirin rất tốt trong trương hợp này, ngoài tác dụng giảm đau, thuốc còn có tác dụng chống ngưng tập tiểu cầu và dính vào thành mạch, hạn chế sự hình thành cục máu đông. Sử dụng Heparin, đây là thuốc đầu tay, có vai trò quan trọng điều trị huyết khối và tắc mạch, dùng bằng tiêm tĩnh mạch.

Dự phòng:

Hhoạt động sớm sau khi sinh, không nên nằm lâu trên giường, vận động tay chân, khi nằm gác chân cao giúp sự lưu thông máu tốt.

Nguồn: Báo Hạnh Phúc Gia Đình

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
Thuốc ung thư vú làm giảm ham muốn - Ngày đăng: 03-10-2012
Mẹ ăn trứng, con khỏe - Ngày đăng: 03-10-2012
Hóa chất trong nhựa gây vô sinh? - Ngày đăng: 03-10-2012
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK