Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Wednesday 26-09-2012 2:06am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin cộng đồng

New_Picture_67 Với bệnh nhân đái tháo đường còn trẻ tuổi, và có nhu cầu sinh con, một câu hỏi thường xuyên được đặt ra là, vì bệnh có thể di truyền, vậy con sinh ra có thể mắc bệnh không? Người mẹ có đủ sức nuôi con không?

 

Theo Thạc sĩ Nguyễn Huy Cường, trước tiên cần nói ngay rằng phần lớn bệnh nhân mắc đái tháo đường đều có thể có con. Bệnh này do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có cả những yếu tố di truyền và yếu tố không di truyền. Để có thể tư vấn cho bệnh nhân tốt, cần xét đến các yếu tố như: niềm mong muốn của người bệnh, lịch sử bệnh của gia đình, đặc điểm bệnh hiện tại, các chỉ số sinh học...

Nếu bố hoặc mẹ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2, khả năng mắc bệnh của con là 15%. Nhưng nếu cả bố và mẹ đều bị mắc, khi đó khả năng con mắc bệnh tăng lên tới 75%.

Khi trẻ sinh ra, những gene gây bệnh đã có sẵn trong tinh trùng của bố và trứng của người mẹ, những gene bệnh này sẽ có thể di truyền đến thế hệ sau, dù rằng lúc sinh con, người bố hoặc mẹ đó chưa hề mắc bệnh đái tháo đường. Cũng cần nhớ rằng dù có gene bệnh trong người, nhưng những người này có thể giảm hơn 50% nguy cơ mắc bệnh chỉ bằng cách có lối sống tốt, khoa học. Chẳng ai chọn được bố mẹ, nhưng ai cũng có thể chọn được lối sống của mình.

Nếu bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 có anh (chị) em sinh đôi khác trứng, khả năng người đó sẽ mắc bệnh là 10%. Nhưng nếu là sinh đôi cùng trứng, khả năng mắc bệnh lên đến 90%.

Với người mắc đái tháo đường tuýp 2 ở tuổi rất trẻ (thời niên thiếu hoặc vị thành niên), đây là loại bệnh di truyền trội, thì khả năng mắc bệnh của con hoặc anh/chị em của bệnh nhân này sẽ vào khoảng 50%.

Ngược lại, nếu mẹ bị mắc đái tháo đường tuýp 1, khả năng di truyền sang con khá thấp.

Những người mắc đái tháo đường muốn sinh con cần đặc biệt lưu ý: Phụ nữ mắc bệnh đang có mức đường máu cao không ổn định, khả năng bị dị tật thai có thể lên tới 22%. Do vậy, ổn định đường máu tốt những tháng trước khi mang thai và 3 tháng đầu là rất quan trọng để có thai được an toàn. Hãy nói với bác sĩ về kế hoạch có con để được tư vấn và chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất.

Bố hoặc mẹ mắc bệnh đang ở vào giai đoạn biến chứng nặng, khả năng sống thêm không còn nhiều (ví dụ suy thận giai đoạn cuối), khó có khả năng chăm sóc nuôi dạy trẻ thì nên cân nhắc chuyện sinh con.

Nguồn: Báo vnexpress

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
Cẩn thận khi mang thai - Ngày đăng: 13-09-2012
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK