Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Thursday 25-08-2011 9:03am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin cộng đồng

gioi treTheo một nghiên cứu của tạp chí Economist, châu Á hiện đang phải đối mặt với một vấn đề xã hội nghiêm trọng: phụ nữ không lấy chồng hoặc kết hôn rất trễ và nhất là không chịu sinh con.

 


Các thay đổi trong quan niệm của phụ nữ

gioi tre_1

1/3 phụ nữ Nhật Bản ở tuổi 30

vẫn chưa lập gia đình.

Thay đổi về độ tuổi lập gia đình: Ở Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc và Hồng Kông, phụ nữ trung bình kết hôn ở tuổi 30, đàn ông ở tuổi 33, con số này tại Mỹ lần lượt là 26 cho nữ và 28 cho nam. Ở một số nước Đông Á, độ tuổi kết hôn trung bình tăng tới 5 năm trong suốt ba thập kỷ qua. Theo đánh giá của Economist, con số này không hề nhỏ.

Thay đổi trong quan niệm kết hôn: Tỷ lệ chấp nhận sống độc thân ở Châu Á đang không ngừng tăng cao. Số liệu cho thấy, ở Nhật Bản trong năm 2010, 1/3 phụ nữ tuổi 30 vẫn chưa lập gia đình và dự đoán hơn một nửa trong số này sẽ không kết hôn. Ở Đài Loan, 37% phụ nữ tuổi từ 30-34 và 21% từ 35-39 độc thân, số phụ nữ tuổi 30-34 tuổi độc thân ở Hồng Kông là 27%. Tại Thái Lan, tỷ lệ phụ nữ bước vào tuổi 40 chưa chồng tăng từ 7% (năm 1980) lên 12% (năm 2000). Đàn ông Hàn Quốc còn phải lên tiếng phàn nàn rằng phụ nữ nước này đang tiến hành “cuộc đình công hôn nhân”.

Thay đổi về quan niệm sinh con: Phụ nữ trì hoãn sinh con sau khi kết hôn hoặc thậm chí châp nhận sống “không con” để đổi lấy tự do. Tại Đông Á, tỷ lệ sinh giảm từ 5,3 trẻ em (năm 1960) xuống mức báo động, dưới 1,6 trẻ em hiện nay.

Nguyên nhân và tác động của những thay đổi

phu nu va tre emNgày càng có nhiều bà mẹ đơn thân vì không muốn ràng buộc trách nhiệm gia đình.

Nguyên nhân chính là sự thay đổi trong giáo dục, phụ nữ học cao, độc lập tài chính, không muốn bị ràng buộc trong khuôn khổ gia đình và nếu muốn, cũng khó tìm được đàn ông giàu và giỏi hơn họ. Bởi đàn ông châu Á chỉ thích lấy vợ… học thấp hơn mình”, theo lời nguyên Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu, vì họ cảm thấy tự ti trước khả năng kiếm tiền và đầu óc thông minh của vợ.

Kết quả khảo sát ở Bắc Kinh vào năm 2003 cho thấy, một nửa số phụ nữ có thu nhập hàng tháng khoảng 5.000-15.000NDT (tương đương 600-1800 USD) không lập gia đình. Số phụ nữ đó nói rằng họ không cần lấy chồng vì họ tự chủ được tài chính.

Nhà xã hội học người Hàn Quốc Heeran Chun đề cập đến các giới hạn đặt ra cho phụ nữ gắn liền với các giá trị Nho giáo. Nữ giới có thể sẽ phải bỏ việc sau khi kết hôn, nhất là khi sinh con theo quan niệm “con cái là sự nghiệp của phụ nữ”. Họ buộc phải lựa chọn giữa gia đình và sự nghiệp. Gánh nặng gia đình “truyền thống” Á châu khiến phụ nữ phải kham luôn cả việc nước lẫn việc nhà. Như ở Nhật Bản, nữ văn phòng đi làm 40 giờ/tuần và nội trợ 30 giờ/tuần, so với đàn ông chỉ có 3 giờ nội trợ/tuần.

Những thay đổi đáng kể trong xã hội châu Á hiện nay sẽ tác động tiêu cực, phá hủy “giá trị Châu Á” như nền tảng văn hóa, gia đình, xã hội và đe dọa đến sự phát triển kinh tế của khu vực.

Nguồn: Báo Sài Gòn Tiếp Thị

 


Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
10 cách giúp giảm nguy cơ ung thư vú - Ngày đăng: 20-08-2011
Ăn uống cho bà bầu - Ngày đăng: 20-08-2011
Chế độ ăn cân bằng khi mang thai - Ngày đăng: 20-08-2011
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK