Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Wednesday 05-06-2019 8:53am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế
Bs Lê Long Hồ - Nhóm nghiên cứu sinh non
Bệnh viện Mỹ Đức
  
Trong thực hành quản lý dọa sinh non, các thuốc giảm gò được dùng để trì hoãn quá trình chuyển dạ khoảng 24 đến 48 tiếng, đủ thời gian để sử dụng liệu pháp corticosteroid trước sinh.
Nifedipine có tác dụng chẹn kênh canxi, làm giảm dòng ion canxi vào tế bào cơ từ đó làm giảm co cơ. Sildenafil citrate là chất ức chế chọn lọc cGMP – specific phosphodiesterase – 5, làm giảm canxi nội bào, từ đó gây giãn cơ trơn. Như vậy, nifedipine làm giảm dòng di chuyển của canxi ngoại bào vào nội bào, còn sildenafil citrate phong tỏa canxi nội bào.


Đã có nhiều nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng nifedipine trong quản lý dọa sinh non. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu đánh giá hiệu quả cộng gộp của nifedipine và sildenafil citrate.
Một nhóm nghiên cứu đến từ Ai Cập đã thực hiện nghiên cứu tiến cứu có phân ngẫu nhiên nhằm so sánh hiệu quả của nifedipine dùng đơn độc so với dùng kết hợp giữa nifedipine với sildenafil citrate. Kết cục chính là tỷ lệ thai phụ không sinh trong suốt quá trình điều trị giảm gò theo phác đồ.

Có 239 bệnh nhân tham gia, 121 thai phụ được dùng phác đồ kết hợp và 118 thai phụ dùng phác đồ đơn độc. Không có sự khác biệt về đặc điểm dân số giữa hai nhóm.
Nhóm dùng phác đồ kết hợp có tỷ lệ trì hoãn sinh cao hơn (81,8% so với 68,6%, p = 0.018), tỷ lệ sinh trong vòng 7 ngày thấp hơn (9,1% so với 20,3%, p = 0,014) và số ngày trì hoãn sinh dài hơn (29 ngày so với 7 ngày, p = 0,002) so với nhóm dùng phác đồ đơn độc.

Xét về biến chứng sơ sinh, nhóm dùng phác đồ kết hợp có tỷ lệ nhập NICU thấp hơn (31,4% so với 44,1%, p = 0,043), tỷ lệ sinh rất non thấp hơn (20,7% so với 38,1%, p = 0,003) và cân nặng sơ sinh trung bình cao hơn (1.900 gr so với 1.500 gr, p = 0,002) so với nhóm dùng phác đồ đơn độc.
Tuy nhiên, cả hai nhóm đều ghi nhận các tác dụng không mong muốn như đau đầu, phừng mặt, nghẹt mũi, khó tiêu với tỷ lệ tương đương.

Nguồn: Maher, M. A., Sayyed, T. M., & El‐khadry, S. W. (2019). Nifedipine alone or combined with sildenafil citrate for management of threatened preterm labour: a randomised trial. BJOG: An International Journal of Obstetrics & Gynaecology126(6), 729-735.
Từ khoá: dọa sinh non, giảm gò, nifedipine, sildenafil 
Các tin khác cùng chuyên mục:
Sinh non và nguy cơ bệnh thận mạn - Ngày đăng: 23-05-2019
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Eastin Grand Hotel Saigon, thứ bảy 7.12.2024 và sáng chủ nhật ...

Năm 2020

Novotel Saigon Centre, Thứ Bảy ngày 2 . 11 . 2024

Năm 2020

JW Marriott Hotel & Suites Saigon (InterContinental Saigon), Chủ Nhật ngày ...

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Y học sinh sản tập 57, Qúy I/2021 - Thai lạc chỗ

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK