BS Vũ Nhật Khang
Bệnh lao là gì?
Bệnh lao là một bệnh truyền nhiễm do trực khuẩn Mycobacteria gây ra. Bệnh lao thường gây ảnh hưởng nhiều nhất đến phổi nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến một số cơ quan khác của cơ thể như xương, não, thận,…
Bệnh lao có có phải là vấn đề lớn tại nuớc ta?
Ở nước ta, bệnh lao còn phổ biến và ở mức độ trung bình cao. Việt Nam đứng thứ 13 trong 22 nước có số bệnh nhân lao cao trên toàn thế giới (WHO, 2004). Trong khu vức Tây – Thái Bình Dương, Việt Nam đứng thứ ba sau Trung Quốc và Philipinnes về số lượng bệnh nhân lao lưu hành cũng như bệnh nhân lao mới xuất hiện hàng năm.
Các triệu chứng của bệnh lao là gì?
Các triệu chứng của bệnh lao là:
• Ho thường kéo dài 3 tuần lễ hoặc hơn
• Đau ngực
• Ho ra máu
• Mỏi mệt
• Biếng ăn hay cảm giác ăn mất ngon
• Ớn lạnh, sốt hoặc đổ mồ hôi vào ban đêm
Hiện nay có rất nhiều thuốc kháng sinh để điều trị bệnh lao, nhưng nếu một người không được điều trị hay không tuân thủ điều trị thì họ có thể chết do bệnh này.
Bệnh lao lây truyền như thế nào?
Khi một người bị bệnh lao ho hay khạc nhổ thì vi khuẩn Mycobacteria được phát tán ra ngoài không khí. Những người khác hít vi khuẩn lao vào thì có thể bị nhiễm bệnh. Bất kỳ ai ở gần cũng đều có thể hít phải vi trùng lao vào phổi. Bệnh lao không thể bị lây nhiễm qua bắt tay, dùng chung ly chén hoặc dùng chung bồn vệ sinh.
Có phải mọi người hít phải vi khuẩn lao đều bị bệnh?
Không phải hầu hết mọi người hít phải vi khuẩn lao đều bị bệnh lao. Hầu hết tất cả mọi người sẽ bị nhiễm trùng lao. Nhiễm trùng lao nghĩa là họ có vi khuẩn lao đang ở thể tiềm tàng trong cơ thể, họ không bị bệnh hay dễ lây vì vi khuẩn không hoạt động. Một số ít người khác khi hít phải vi khuẩn lao sẽ bị bệnh lao và không có cách để nhận biết người bị nhiễm trùng lao hay bị bệnh lao.
Có vaccine phòng ngừa TB hay không?
Ở những nước mà bệnh lao là một bệnh phổ biến thì em bé khi chào đời sẽ được chích ngừa lao. Vaccine đó được gọi là BCG.
Tôi có thể phòng ngừa bệnh lao như thế nào?
Bạn có thể phòng ngừa bằng cách không tiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp xúc qua một thời gian dài với người bị bệnh lao. Những người có nguy cơ nhiễm lao cao thì phải làm thử nghiệm và được điều trị ngay lập tức nếu mắc bệnh.
Tôi đang mang thai, tôi có nên thử nghiệm TB hay không?
Thử nghiệm lao thì an toàn đối với thai kỳ, và thử nghiệm được khuyến cáo những phụ có nguy cơ cao nhiễm lao.
Phụ nữ có nguy cơ cao nhiễm lao là:
• Có tiếp xúc gần gũi với người bị bệnh lao
• Bị nhiễm HIV/AIDS
• Sử dụng thuốc gây nghiện bằng đường chích
• Môi trường sống nguy cơ cao như trong tù, bệnh viện tâm thần, không gia đình
• Nhân viên y tế phục vụ nhóm khách hàng nguy cơ cao
• Nhân viên y tế yêu cầu bạn thực hiện thử nghiệm
Tóm lại:
• Điều trị bệnh lao thể hoạt động trong thời kỳ mang thai thì ít nguy hiểm hơn là không điều trị gì. Thuốc được chọn lựa đầu tiên INH, Rifampin và Andethambutol, thuốc được sử dụng hàng ngày trong vòng 2 tháng hoặc có thể sử dụng INH và Rifampin 2 lần trong một tuần/trong cả thời kỳ mang thai. Không nên sử dụng Streptomycin và PZA vì những thuốc này có những ảnh hưởng xấu đến thai nhi
• Nếu bạn thuộc nhóm nguy cơ cao, bạn nên thực hiện thử nghiệm.
• X-Quang phổi thì an toàn đối với những thai phụ có thử nghiệm TB dương tính. Nhân viên y tế sẽ đeo chì trên bụng để bảo vệ em bé của bạn khỏi tia X.
• CDC khuyến cáo nếu bạn đang bị lao thể tiềm ẩn thì nên điều trị khi đã sinh con xong rồi. Và thuốc khuyến cáo điều trị là INH và trong quá trình điều trị nên bổ sung Vitamin B6
• Tư vấn với nhân viên y tế về những nguy cơ của bệnh lao và thảo luận về các kế hoạch chăm sóc nếu bạn bị nhiễm lao hay mắc bệnh lao là điều tốt cho bạn và con của bạn
• Nên nuôi con bằng sữa mẹ nếu đang điều trị lao (đặc biệt là đối INH) do nồng độ thuốc không đủ để ảnh hưởng đến trẻ, và cũng nồng độ thuốc cũng không đủ để ngừa bệnh lao. Do đó nếu trẻ mắc bệnh thì cũng nên điều trị cùng lúc
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
Quinter Central Nha Trang, Chủ Nhật ngày 12 . 01 . 2025
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...