Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Monday 01-09-2008 8:43pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

baby1234

 

Phế cầu khuẩn (pneumococcus) là một trong những tác nhân hàng đầu gây ra những bệnh cảnh nặng nề và tử vong cho trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi.


Viêm màng não do phế cầu ở trẻ nhũ nhi có nguy cơ tử vong lên đến 11%, và nếu còn sống sót, 30% các trường hợp sẽ tồn tại di chứng thần kinh nặng nề (chậm phát triển tâm thần-vận động, động kinh, liệt…). Bên cạnh đó, một số bệnh cảnh khác do phế cầu như nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm tai giữa cấp… cũng không kém phần quan trọng. Các trường hợp viêm tai giữa cấp do pneumococcus thường diễn biến phức tạp với sốt cao, đau nhức nhiều, kháng trị và dễ tái phát đã gây rất nhiều khó khăn cho quá trình điều trị.

Tại nhiều nước, chương trình chủng ngừa mở rộng vacxin chống phế cầu đã được áp dụng từ vài năm nay và đã thu được những kết quả rất khả quan. Một số thống kê tại Hoa Kỳ cho thấy, sau 7 năm thực hiện chương trình này, những bệnh cảnh nặng do phế cầu (viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm phổi) đã giảm đến 80%.

Bên cạnh tác dụng ngừa pneumococcus trực tiếp cho trẻ được chủng ngừa, vacxin này còn có tác dụng ngừa phế cầu “gián tiếp” do làm giảm mức lưu hành của phế cầu trong cộng đồng, từ đó cũng làm giảm theo nguy cơ lây nhiễm cho những trẻ không được chủng ngừa.

Hơn thế nữa, việc áp dụng chương trình chủng ngừa này còn giúp làm giảm tỷ lệ sử dụng kháng sinh, làm giảm bớt chi phí điều trị, giảm tỷ lệ sinh ra các chủng vi khuẩn kháng thuốc cũng như hạn chế lạm dụng kháng sinh.

Gần đây, CSHPF (Conseil supérieur de l’hygiène publique de France, Hội đồng cấp cao y tế công cộng Pháp) đã khuyến cáo nên chủng ngừa vacxin chống phế cầu cho:

  • Tất cả trẻ < 2 tuổi, với phác đồ gồm 3 mũi chủng ngừa, khoảng cách giữa 2 mũi là 1 tháng. Mũi đầu tiên được chủng lúc trẻ 2 tháng tuổi. Có thể nhắc lại thêm một mũi sau 12-15 tháng.
  • Trẻ từ 2-5 tuổi chưa được chủng ngừa vacxin chống phế cầu có nguy cơ cao nhiễm pneumococcus như suy chức năng lách/cắt lách, bệnh hồng cầu hình liềm đồng hợp tử, nhiễm HIV, các trường hợp có cấy ốc tai, suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải, trẻ điều trị xạ trị do bệnh lý ác tính hay ghép cơ quan…

Chương trình chủng ngừa mở rộng vacxin chống phế cầu, với những hiệu quả đã đạt được, thực sự là một chương trình rất đáng quan tâm.

BS. Nguyễn An Nghĩa

(Nguồn: Journal de pédiatrie et de puériculture. 2007; 20: 303-305)

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK