Ngày nay cao huyết áp ở trẻ em đang gia tăng giống như bệnh béo phì ở trẻ em, nhưng phần lớn bố mẹ thường ít nghĩ là con mình bị cao huyết áp vì họ cho rằng đó chỉ là bệnh của người lớn.
Và theo 1 nghiên cứu mới, cao huyết áp là 1 vấn đề quan trọng thường không được chẩn đoán ở trẻ em.
Khảo sát chỉ số huyết áp của hơn 14.000 trẻ nhỏ và thiếu niên (từ 3 – 18 tuổi), những nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng gần 3/4 của hơn 500 trẻ có cao huyết áp đã không được chẩn đoán trong 3 lần khám sức khoẻ định kỳ trước đó.
Trẻ em bị cao huyết áp thường không có triệu chứng nào, vì thế thường khó phát hiện. Chỉ số huyết áp bình thuờng và bất thường thay đổi theo tuổi, giới và chiều cao, vì thế thật khó để nhớ, do đó việc chẩn đoán cũng phức tạp.
Đó là lý do chủ yếu tại sao bác sĩ và bố mẹ phải chúy ý đến chỉ số huyết áp của trẻ em, sự tăng trưởng và bất kỳ bất thường nào của trẻ.
Một trẻ bị cao huyết áp, tim và động mạch phải làm việc nhiều hơn, trái tim phải đập khó khăn hơn và động mạch thì chịu sức căng lớn hơn khi chuyên chở máu.
Mặc dù cao huyết áp nặng thì hiếm ở trẻ em, nhưng cao huyết áp vừa và nhẹ cũng có thể gây ra tổn hại cho tim, thận, não, và mắt. Nếu không được điều trị, sau này trẻ em sẽ có nguy cơ cao bị:
· Đột quỵ
· Bệnh tim
· Suy thận
· Mất thị lực
· Xơ vữa động mạch và bệnh lý hệ tuần hoàn
Vì thế cần chú ý đến vấn đề cao huyết áp trẻ em. Mặc dù, cao huyết áp có thể là do bệnh lý khác gây ra, trẻ em và thiếu niên bị cao huyết áp thuờng có tiền sử gia đình giàu có và có lối sống không lành mạnh: chế độ ăn uống tồi, quá thừa cân và/hoặc stress, và tập thể dục không đủ.
Để phát hiện cao huyết áp trẻ em một cách chính xác thì phải kiểm tra huyết áp 1 cách diều đặn, đặc biệt nếu trẻ bị béo phì hoặc gia đình có người bị cao huyết áp. Các bác sĩ thường bắt đầu đo huyết áp lúc trẻ 3 tuổi trong các kỳ kiểm tra sức khoẻ định kỳ.
Việc điều trị cao huyết áp phụ thuộc vào mức độ cao và nguyên nhân gây cao huyết áp. Một vài dược phẩm và sự lạm dụng rượu hoặc chất gây nghiện có thể là nguyên nhân. Và nếu cao huyết áp do một bệnh lý nào đó gây ra thì phải điều trị bệnh lý đó.
Khi trẻ bị cao huyết áp nhẹ và vừa – và không có nguyên nhân gây bệnh, BS sẽ đề nghị những biện pháp sau:
· Giảm cân
· Ăn nhiều rau và trái cây
· Ăn ít muối
· Tập thể dục nhiều hơn và chơi thể thao phù hợp (trẻ bị cao huyết áp nặng phải có ý kiến Bs).
Để kiểm xoát huyết áp của trẻ em nên ghi lại huyết áp của trẻ mỗi lần kiểm tra (cùng với chiều cao, cân nặng, và tuổi). Và hỏi Bs về mức huyết áp hiện tại và cách so sánh nó với các mức huyết áp trước.
Với việc chẩn đoán và điều trị sớm, trẻ em cao huyết áp có thể được kiểm soát tốt và sẽ có 1 cuộc sống bình thường.
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...