Tin chuyên ngành
on Wednesday 24-11-2021 2:14pm
Danh mục: Nam khoa
Bs Lê Long Hồ - IVFMD, Bệnh viện Mỹ Đức Phú Nhuận
Nhiều bằng chứng cho thấy nam giới dễ bị tổn thương hơn trong đại dịch COVID-19. Phân tích gộp của tác giả Peckham và cộng sự đăng trên tạp chí Nature cho thấy, tỷ lệ nam giới nhiễm COVID-19 nhập hồi sức cao gấp 2,84 lần và tỷ lệ nam giới tử vong cao gấp 1,39 lần so với nữ giới (1).
Thụ thể ACE2 và protein màng TMPRSS2 – cửa ngõ đi vào tế bào chủ của virus SARS-CoV-2 lại có liên quan đến nam giới. Cụ thể, gene mã hoá ACE2 nằm trên cánh ngắn của nhiễm sắc thể (NST) X (Xp22.2) và thường thì nam giới sẽ dễ biểu hiện các bệnh liên kết giới tính X hơn nữ giới (2). Gene mã hoá thụ thể androgen nằm trên cánh dài của NST X (Xq12), khi các androgen như testosterone, dihydrotestosterone kích hoạt thụ thể androgen sẽ giúp phiên mã mRNA của TMPRSS2, nhờ đó protein này được biểu hiện nhiều hơn (3).
Nam giới nhiễm COVID-19 có thể bị viêm tinh hoàn, giảm nồng độ testosterone và giảm các thông số tinh dịch đồ (4). Nghiên cứu của Yang và cộng sự cho thấy kết quả giải phẫu bệnh của bệnh nhân nhiễm COVID-19 có hiện tượng phù nề, không bào hoá, giãn nở tế bào Sertoli. Mất liên kết giữa màng đáy và tế bào nội mô ống sinh tinh. Số lượng tế bào Leydig giảm nhiều có ý nghĩa thống kê so với bệnh nhân không mắc COVID-19 (5). Hầu hết các ca nhiễm COVID đều giảm testosterone và dyhydrotestosterone, có liên quan đến nồng độ cao các cytokine viêm như IFN-γ và IL-2. Người nhiễm COVID-19 mức độ nhẹ có kết quả tinh dịch đồ như người không nhiễm. Nhóm nhiễm mức độ trung bình và nặng có mật độ tinh trùng, tổng số tinh trùng di động và tỷ lệ sống thấp hơn có ý nghĩa thống kê nhóm nhiễm nhẹ. Đặc biệt, vài bệnh nhân từng có con, sau đó nhiễm COVID-19 phải nhập hồi sức thì xét nghiệm tinh dịch đồ giai đoạn hồi phục có thể giảm đến mức không có tinh trùng (6).
Do đó, việc tiêm ngừa vaccine là vô cùng cần thiết trên dân số chung và ở nam giới nói riêng. Mối quan tâm mới xuất hiện là vaccine có ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của nam giới hay không. Cho đến hiện tại, có bốn nghiên cứu tìm hiểu tác động của vaccine COVID-19 đến sinh sản nam.
Lifshitz và cộng sự khảo sát tinh dịch đồ của 75 nam giới dưới 45 tuổi sau 2 tháng tiêm vaccine mRNA (Pfizer) liều 2 thì thấy có 1,3% có kết quả tinh trùng số lượng ít (12,5 triệu/ml) và 1,3% có tổng số tinh trùng di động ít sau tiêm. Tuy nhiên, nghiên cứu này không có nhóm chứng và cũng không có kết quả tinh dịch đồ trước đó (7).
Gonzalez và cộng sự thực hiện nghiên cứu tiến cứu trên 45 bệnh nhân tuổi từ 18 đến 50, được tiêm vaccine mRNA (Pfizer và Moderna). Bệnh nhân được xét nghiệm tinh dịch đồ vào hai thời điểm: trước khi tiêm mũi một và sau tiêm mũi hai 75 ngày. Kết quả ghi nhận, thể tích tinh dịch (2.7 ml so với 2.2 ml, p = 0,01), mật độ tinh trùng (30 triệu/ml so với 26 triệu/ml, p = 0,02), tổng số tinh trùng di động (44 triệu so với 36 triệu, p = 0,001) đều tăng sau tiêm vaccine so với trước tiêm, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Có một bệnh nhân trước tiêm vaccine có kết quả tinh trùng ít, sau tiêm vẫn không thay đổi và không có bệnh nhân nào không có tinh trùng sau tiêm vaccine. Điều này chứng tỏ tiêm vaccine COVID-19 không ảnh hưởng đến kết quả tinh dịch đồ (8).
Một nghiên cứu khác thực hiện trên 43 bệnh nhân từng điều trị hiếm muộn được tiêm mRNA (Pfizer). Các bệnh nhân đã có dữ liệu điều trị trước đó, gồm cả tinh dịch đồ. Không rõ thời điểm xét nghiệm sau tiêm là bao lâu. Kết quả cũng ghi nhận không khác biệt giữa trước tiêm và sau tiêm về thể tích tinh dịch (3,0 1,5 ml so với 2,9 1,7 ml, p = 0,8), mật độ tinh trùng (43,6 58 triệu/ml so với 47 54,8 triệu/ml, p = 0,7) và tổng số tinh trùng di động (48,5 83,4 triệu so với 61,7 92,9 triệu, p = 0,4). Và cũng không có sự khác biệt ở nhóm bình thường và nhóm tinh trùng yếu trước tiêm. Như vậy, trên nhóm nam điều trị hiếm muộn cũng chưa thấy ảnh hưởng (9).
Nghiên cứu cuối cùng của tác giả Carto và cộng sự so sánh nhóm tiêm được ít nhất một liều với nhóm không tiêm vaccine COVID-19, không rõ loại vaccine được tiêm. Mỗi nhóm có 663.744 người. Kết cục chính là tỷ lệ viêm tinh hoàn. Tác giả không đề cập đến viêm tinh hoàn do tác nhân nào và có nhiễm COVID-19 hay không. Có 0,051% nam giới tiêm vaccine được chẩn đoán viêm tinh hoàn, còn nhóm không tiêm vaccine là 0,083%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p< 0,0001 (10).
Với các nghiên cứu hiện tại, tiêm vaccine COVID-19 không ảnh hưởng đến kết quả tinh dịch đồ ở nhóm có tinh dịch đồ bình thường và nhóm có ít tinh trùng trước tiêm. Ngoài ra, tỷ lệ viêm tinh hoàn sau tiêm cũng ít hơn nhóm không tiêm. Các nghiên cứu tập trung chủ yếu vào vaccine mRNA, cần các nghiên cứu đánh giá trên các loại vaccine khác cũng như đánh giá ở thời điểm sau tiêm xa hơn.
Tài liệu tham khảo
Nhiều bằng chứng cho thấy nam giới dễ bị tổn thương hơn trong đại dịch COVID-19. Phân tích gộp của tác giả Peckham và cộng sự đăng trên tạp chí Nature cho thấy, tỷ lệ nam giới nhiễm COVID-19 nhập hồi sức cao gấp 2,84 lần và tỷ lệ nam giới tử vong cao gấp 1,39 lần so với nữ giới (1).
Thụ thể ACE2 và protein màng TMPRSS2 – cửa ngõ đi vào tế bào chủ của virus SARS-CoV-2 lại có liên quan đến nam giới. Cụ thể, gene mã hoá ACE2 nằm trên cánh ngắn của nhiễm sắc thể (NST) X (Xp22.2) và thường thì nam giới sẽ dễ biểu hiện các bệnh liên kết giới tính X hơn nữ giới (2). Gene mã hoá thụ thể androgen nằm trên cánh dài của NST X (Xq12), khi các androgen như testosterone, dihydrotestosterone kích hoạt thụ thể androgen sẽ giúp phiên mã mRNA của TMPRSS2, nhờ đó protein này được biểu hiện nhiều hơn (3).
Nam giới nhiễm COVID-19 có thể bị viêm tinh hoàn, giảm nồng độ testosterone và giảm các thông số tinh dịch đồ (4). Nghiên cứu của Yang và cộng sự cho thấy kết quả giải phẫu bệnh của bệnh nhân nhiễm COVID-19 có hiện tượng phù nề, không bào hoá, giãn nở tế bào Sertoli. Mất liên kết giữa màng đáy và tế bào nội mô ống sinh tinh. Số lượng tế bào Leydig giảm nhiều có ý nghĩa thống kê so với bệnh nhân không mắc COVID-19 (5). Hầu hết các ca nhiễm COVID đều giảm testosterone và dyhydrotestosterone, có liên quan đến nồng độ cao các cytokine viêm như IFN-γ và IL-2. Người nhiễm COVID-19 mức độ nhẹ có kết quả tinh dịch đồ như người không nhiễm. Nhóm nhiễm mức độ trung bình và nặng có mật độ tinh trùng, tổng số tinh trùng di động và tỷ lệ sống thấp hơn có ý nghĩa thống kê nhóm nhiễm nhẹ. Đặc biệt, vài bệnh nhân từng có con, sau đó nhiễm COVID-19 phải nhập hồi sức thì xét nghiệm tinh dịch đồ giai đoạn hồi phục có thể giảm đến mức không có tinh trùng (6).
Do đó, việc tiêm ngừa vaccine là vô cùng cần thiết trên dân số chung và ở nam giới nói riêng. Mối quan tâm mới xuất hiện là vaccine có ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của nam giới hay không. Cho đến hiện tại, có bốn nghiên cứu tìm hiểu tác động của vaccine COVID-19 đến sinh sản nam.
Lifshitz và cộng sự khảo sát tinh dịch đồ của 75 nam giới dưới 45 tuổi sau 2 tháng tiêm vaccine mRNA (Pfizer) liều 2 thì thấy có 1,3% có kết quả tinh trùng số lượng ít (12,5 triệu/ml) và 1,3% có tổng số tinh trùng di động ít sau tiêm. Tuy nhiên, nghiên cứu này không có nhóm chứng và cũng không có kết quả tinh dịch đồ trước đó (7).
Gonzalez và cộng sự thực hiện nghiên cứu tiến cứu trên 45 bệnh nhân tuổi từ 18 đến 50, được tiêm vaccine mRNA (Pfizer và Moderna). Bệnh nhân được xét nghiệm tinh dịch đồ vào hai thời điểm: trước khi tiêm mũi một và sau tiêm mũi hai 75 ngày. Kết quả ghi nhận, thể tích tinh dịch (2.7 ml so với 2.2 ml, p = 0,01), mật độ tinh trùng (30 triệu/ml so với 26 triệu/ml, p = 0,02), tổng số tinh trùng di động (44 triệu so với 36 triệu, p = 0,001) đều tăng sau tiêm vaccine so với trước tiêm, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Có một bệnh nhân trước tiêm vaccine có kết quả tinh trùng ít, sau tiêm vẫn không thay đổi và không có bệnh nhân nào không có tinh trùng sau tiêm vaccine. Điều này chứng tỏ tiêm vaccine COVID-19 không ảnh hưởng đến kết quả tinh dịch đồ (8).
Một nghiên cứu khác thực hiện trên 43 bệnh nhân từng điều trị hiếm muộn được tiêm mRNA (Pfizer). Các bệnh nhân đã có dữ liệu điều trị trước đó, gồm cả tinh dịch đồ. Không rõ thời điểm xét nghiệm sau tiêm là bao lâu. Kết quả cũng ghi nhận không khác biệt giữa trước tiêm và sau tiêm về thể tích tinh dịch (3,0 1,5 ml so với 2,9 1,7 ml, p = 0,8), mật độ tinh trùng (43,6 58 triệu/ml so với 47 54,8 triệu/ml, p = 0,7) và tổng số tinh trùng di động (48,5 83,4 triệu so với 61,7 92,9 triệu, p = 0,4). Và cũng không có sự khác biệt ở nhóm bình thường và nhóm tinh trùng yếu trước tiêm. Như vậy, trên nhóm nam điều trị hiếm muộn cũng chưa thấy ảnh hưởng (9).
Nghiên cứu cuối cùng của tác giả Carto và cộng sự so sánh nhóm tiêm được ít nhất một liều với nhóm không tiêm vaccine COVID-19, không rõ loại vaccine được tiêm. Mỗi nhóm có 663.744 người. Kết cục chính là tỷ lệ viêm tinh hoàn. Tác giả không đề cập đến viêm tinh hoàn do tác nhân nào và có nhiễm COVID-19 hay không. Có 0,051% nam giới tiêm vaccine được chẩn đoán viêm tinh hoàn, còn nhóm không tiêm vaccine là 0,083%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p< 0,0001 (10).
Với các nghiên cứu hiện tại, tiêm vaccine COVID-19 không ảnh hưởng đến kết quả tinh dịch đồ ở nhóm có tinh dịch đồ bình thường và nhóm có ít tinh trùng trước tiêm. Ngoài ra, tỷ lệ viêm tinh hoàn sau tiêm cũng ít hơn nhóm không tiêm. Các nghiên cứu tập trung chủ yếu vào vaccine mRNA, cần các nghiên cứu đánh giá trên các loại vaccine khác cũng như đánh giá ở thời điểm sau tiêm xa hơn.
Tài liệu tham khảo
- Peckham H, de Gruijter NM, Raine C, Radziszewska A, Ciurtin C, Wedderburn LR, Rosser EC, Webb K, Deakin CT. Male sex identified by global COVID-19 meta-analysis as a risk factor for death and ITU admission. Nature communications. 2020 Dec 9;11(1):1-0.
- Sama IE, Voors AA. Men more vulnerable to COVID-19: explained by ACE2 on the X chromosome? European heart journal. 2020 Jun 24.
- Mollica, Veronica, Alessandro Rizzo, and Francesco Massari. "The pivotal role of TMPRSS2 in coronavirus disease 2019 and prostate cancer." (2020): 2029-2033
- Tur-Kaspa I, Tur-Kaspa T, Hildebrand G, Cohen D. COVID-19 may affect male fertility but is not sexually transmitted: a systematic review. F&s Reviews. 2021 Feb 3.
- Yang M, Chen S, Huang BO, Zhong JM, Su H, Chen YJ, Cao Q, Ma L, He J, Li XF, Li X. Pathological findings in the testes of COVID-19 patients: clinical implications. European urology focus. 2020 Sep 15;6(5):1124-9.
- Gacci M, Coppi M, Baldi E, Sebastianelli A, Zaccaro C, Morselli S, Pecoraro A, Manera A, Nicoletti R, Liaci A, Bisegna C. Semen impairment and occurrence of SARS-CoV-2 virus in semen after recovery from COVID-19. Human Reproduction. 2021 Jun;36(6):1520-9.
- Lifshitz, D., Haas, J., Lebovitz, O., Raviv, G., Orvieto, R., & Aizer, A. (2021). Does mRNA SARS-CoV-2 vaccine detrimentally affect male fertility, as reflected by semen analysis? Reproductive BioMedicine Online.
- Gonzalez, D. C., Nassau, D. E., Khodamoradi, K., Ibrahim, E., Blachman-Braun, R., Ory, J., & Ramasamy, R. (2021). Sperm Parameters Before and After COVID-19 mRNA Vaccination. JAMA.
- Safrai, M., Reubinoff, B., & Ben-Meir, A. (2021). BNT162b2 mRNA Covid-19 vaccine does not impair sperm parameters. medRxiv.
- Carto, C., Nackeeran, S., & Ramasamy, R. (2021). COVID‐19 vaccination is associated with a decreased risk of orchitis and/or epididymitis in men. Andrologia, e14281.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Ứng dụng của công nghệ nano trong hỗ trợ sinh sản nam (Phần 2) - Ngày đăng: 16-04-2021
Ứng dụng của công nghệ nano trong hỗ trợ sinh sản nam (Phần 1) - Ngày đăng: 16-04-2021
Vô sinh nam dưới góc nhìn của di truyền - Ngày đăng: 22-09-2016
Các kỹ thuật trích tinh trùng trong TTTON - Ngày đăng: 22-09-2016
Giãn tĩnh mạch thừng tinh: dưới góc nhìn SWOT - Ngày đăng: 22-09-2016
Vai trò hiện nay của IUI trong điều trị Vô sinh nam - Ngày đăng: 22-09-2016
Vai trò của thắt tĩnh mạch tinh vi phẫu trong điều trị vô sinh nam - Ngày đăng: 22-09-2016
Điều trị nam khoa trong vô sinh nam. - Ngày đăng: 22-09-2016
Thế nào là một phòng xét nghiệm nam khoa đáng tin cậy - Ngày đăng: 22-09-2016
Trữ đông tinh trùng người trên Cryotop - Ngày đăng: 22-09-2016
Sinh thiết tinh hoàn trong vô sinh - Ngày đăng: 22-09-2016
Tiếp cận vô sinh hiện nay. - Ngày đăng: 22-09-2016
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Novotel Saigon Centre, Thứ Bảy ngày 2 . 11 . 2024
Năm 2020
JW Marriott Hotel & Suites Saigon (InterContinental Saigon), Chủ nhật ngày ...
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 22 tháng 9 năm 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Kính mời tác giả gửi bài cộng tác trước 15.12.2024
Sách ra mắt ngày 15 . 5 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...
Sách dự kiến phát hành đầu tháng 6.2024
FACEBOOK