Tin tức
on Tuesday 19-11-2024 4:39pm
Danh mục: Tin cộng đồng
CN. Phạm Bích Vân - IVF Tâm Anh
Công nghệ hỗ trợ sinh sản (assisted reproductive technology - ART) đã có sự chuyển biến đáng kể trong suốt thập kỷ qua, với sự gia tăng 67,5% số chu kỳ chuyển phôi trữ (frozenthawed embryo transfer – FET) toàn cầu giữa năm 2010 - 2014, điều đó cho thấy chuyển phôi đông lạnh đang trở nên ngày càng phổ biến hơn so với chuyển phôi tươi. Sự gia tăng này có thể được giải thích nhờ vào các tiến bộ kỹ thuật và các yếu tố lâm sàng. FET ngày càng được ưa chuộng hơn vì tạo môi trường tử cung lý tưởng cho chuyển phôi, trong khi chuyển phôi tươi có thể gặp khó khăn do tác động của kích thích buồng trứng. Mục tiêu của nghiên cứu này là so sánh kết quả tỉ lệ sinh sống giữa lần đầu chuyển phôi FET và lần đầu chuyển phôi tươi, đặc biệt đối với các chu kỳ không sử dụng xét nghiệm di truyền tiền làm tổ (preimplantation genetic testing - PGT).
Phương pháp
Tác giả thực hiện một nghiên cứu hồi cứu nhằm so sánh tỉ lệ thành công của các chu kỳ chuyển phôi lần đầu tiên (phôi đông lạnh so với phôi tươi), sử dụng noãn tự thân trong các chu kỳ ART không có thực hiện PGT. Dữ liệu trong nghiên cứu được lấy từ cơ sở dữ liệu SART CORS trong khoảng thời gian từ năm 2014-2020 với khoảng 228.171 phụ nữ không có tiền sử trải qua ART trước đó, trong đó 62.100 chu kỳ là chuyển phôi FET và 166.071 chu kỳ chuyển phôi tươi. Các chỉ số kết quả chính bao gồm tỉ lệ sinh sống (Live birth rate - LBR), tỉ lệ trẻ sinh sống tích lũy (Cumulative live birth rate - CLBR) và tỉ lệ sảy thai. Nghiên cứu cũng thực hiện phân tích phụ đối với các bệnh nhân giảm dự trữ buồng trứng (Diminished ovarian reserve - DOR) hoặc vô sinh do yếu tố nam.
Kết quả:
- Các chu kỳ chuyển phôi FET lần đầu có tỉ lệ sinh sống (LBR) và tỉ lệ sinh sống tích lũy (CLBR) cao hơn so với các chu kỳ chuyển phôi tươi (LBR: 48,3% so với 39,8%, p<0,001; CLBR: 74,0% so với 60,0%, p<0,0001). Tỉ lệ sảy thai ở nhóm chuyển phôi đông lạnh tăng nhẹ so với nhóm chuyển phôi tươi (10,5% so với 7,7%; p<0,001). Hồi quy logistic đa biến (Multivariate logistic regression analysis - MLR) cho thấy nhóm FET có trẻ sinh sống cao hơn ở tất cả các nhóm tuổi, với tỉ lệ chênh lệch đã điều chỉnh (adjusted odds ratios - aOR) của trẻ sinh sống tăng dần theo độ tuổi.
- Đối với các chu kỳ DOR, nhóm chuyển phôi trữ lần đầu có LBR và CLBR cao hơn đáng kể đối so với chuyển phôi tươi (LBR: 33,9% so với 26,0%, p<0,001; CLBR: 44,5% so với 37,6%, p<0,0001). Phân tích MLR cho thấy trong các chu kỳ DOR, nhóm phôi trữ có trẻ sinh sống cao hơn ở các nhóm tuổi từ 35 tuổi trở lên (p<0,01), với aOR tăng mạnh đối với độ tuổi trên 42 (aOR 2,63, p<0,0001).
- Đối với nhóm vô sinh do yếu tố nam, LBR và CLBR ở nhóm FET cao hơn đáng kể so với chuyển phôi tươi (LBR: 52,3% so với 44,2%, p<0,001; CLBR: 81,2% so với 68,9%, p<0,0001). Phân tích MLR cho thấy nhóm phôi trữ có tỉ lệ trẻ sinh sống cao hơn đối với những người phụ nữ có độ tuổi dưới 40 tuổi.
Bàn luận
Trong suốt 7 năm qua, FET đang ngày càng trở thành sự lựa chọn ưu tiên trong các chu kỳ điều trị thụ tinh ống nghiệm, đánh dấu sự thay đổi căn bản trong thực hành lâm sàng của công nghệ hỗ trợ sinh sản. Nghiên cứu này chỉ ra rằng FET có thể mang lại tỉ lệ sinh sống và tỉ lệ sinh sống tích lũy cao hơn so với chuyển phôi tươi, đặc biệt ở những người phụ nữ lớn tuổi và những người có dự trữ buồng trứng thấp. Mặc dù tỉ lệ sẩy thai tăng nhẹ ở chu kỳ FET, nhưng kết quả kết quả phân tích MLR cho thấy khả năng trẻ sinh sống cao cao hơn đáng kể ở nhiều nhóm tuổi khác nhau khi lần đầu chuyển phôi trữ. Có nhiều quan điểm cho rằng nồng độ hormone gonadotropin sử dụng trong các chu kỳ kích thích buồng trứng có thể làm giảm khả năng tiếp nhận của nội mạc tử cung làm giảm cơ hội thành công ở các chu kỳ chuyển phôi tươi, trong khi đó việc trữ lại phôi có thể giúp tử cung có cơ hội tiếp xúc với hormone tự nhiên, tạo môi trường tối ưu cho phôi làm tổ. Bên cạnh đó, FET cũng có lợi cho bệnh nhân vô sinh do yếu tố nam, đặc biệt ở những bệnh nhân dưới 40 tuổi. Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn có những hạn chế như thiếu thông tin về các phương pháp FET và thiên lệch trong việc lựa chọn bệnh nhân, vì vậy cần thêm nhiều nghiên cứu để hiểu rõ hơn về tác động của FET đối với kết quả IVF.
Nguồn: WANG, Sarah F.; SEIFER, David B. Age-related increase in live-birth rates of first frozen thaw embryo versus first fresh transfer in initial assisted reproductive technology cycles without PGT. Reproductive Biology and Endocrinology, 2024, 22.1: 42.
Công nghệ hỗ trợ sinh sản (assisted reproductive technology - ART) đã có sự chuyển biến đáng kể trong suốt thập kỷ qua, với sự gia tăng 67,5% số chu kỳ chuyển phôi trữ (frozenthawed embryo transfer – FET) toàn cầu giữa năm 2010 - 2014, điều đó cho thấy chuyển phôi đông lạnh đang trở nên ngày càng phổ biến hơn so với chuyển phôi tươi. Sự gia tăng này có thể được giải thích nhờ vào các tiến bộ kỹ thuật và các yếu tố lâm sàng. FET ngày càng được ưa chuộng hơn vì tạo môi trường tử cung lý tưởng cho chuyển phôi, trong khi chuyển phôi tươi có thể gặp khó khăn do tác động của kích thích buồng trứng. Mục tiêu của nghiên cứu này là so sánh kết quả tỉ lệ sinh sống giữa lần đầu chuyển phôi FET và lần đầu chuyển phôi tươi, đặc biệt đối với các chu kỳ không sử dụng xét nghiệm di truyền tiền làm tổ (preimplantation genetic testing - PGT).
Phương pháp
Tác giả thực hiện một nghiên cứu hồi cứu nhằm so sánh tỉ lệ thành công của các chu kỳ chuyển phôi lần đầu tiên (phôi đông lạnh so với phôi tươi), sử dụng noãn tự thân trong các chu kỳ ART không có thực hiện PGT. Dữ liệu trong nghiên cứu được lấy từ cơ sở dữ liệu SART CORS trong khoảng thời gian từ năm 2014-2020 với khoảng 228.171 phụ nữ không có tiền sử trải qua ART trước đó, trong đó 62.100 chu kỳ là chuyển phôi FET và 166.071 chu kỳ chuyển phôi tươi. Các chỉ số kết quả chính bao gồm tỉ lệ sinh sống (Live birth rate - LBR), tỉ lệ trẻ sinh sống tích lũy (Cumulative live birth rate - CLBR) và tỉ lệ sảy thai. Nghiên cứu cũng thực hiện phân tích phụ đối với các bệnh nhân giảm dự trữ buồng trứng (Diminished ovarian reserve - DOR) hoặc vô sinh do yếu tố nam.
Kết quả:
- Các chu kỳ chuyển phôi FET lần đầu có tỉ lệ sinh sống (LBR) và tỉ lệ sinh sống tích lũy (CLBR) cao hơn so với các chu kỳ chuyển phôi tươi (LBR: 48,3% so với 39,8%, p<0,001; CLBR: 74,0% so với 60,0%, p<0,0001). Tỉ lệ sảy thai ở nhóm chuyển phôi đông lạnh tăng nhẹ so với nhóm chuyển phôi tươi (10,5% so với 7,7%; p<0,001). Hồi quy logistic đa biến (Multivariate logistic regression analysis - MLR) cho thấy nhóm FET có trẻ sinh sống cao hơn ở tất cả các nhóm tuổi, với tỉ lệ chênh lệch đã điều chỉnh (adjusted odds ratios - aOR) của trẻ sinh sống tăng dần theo độ tuổi.
- Đối với các chu kỳ DOR, nhóm chuyển phôi trữ lần đầu có LBR và CLBR cao hơn đáng kể đối so với chuyển phôi tươi (LBR: 33,9% so với 26,0%, p<0,001; CLBR: 44,5% so với 37,6%, p<0,0001). Phân tích MLR cho thấy trong các chu kỳ DOR, nhóm phôi trữ có trẻ sinh sống cao hơn ở các nhóm tuổi từ 35 tuổi trở lên (p<0,01), với aOR tăng mạnh đối với độ tuổi trên 42 (aOR 2,63, p<0,0001).
- Đối với nhóm vô sinh do yếu tố nam, LBR và CLBR ở nhóm FET cao hơn đáng kể so với chuyển phôi tươi (LBR: 52,3% so với 44,2%, p<0,001; CLBR: 81,2% so với 68,9%, p<0,0001). Phân tích MLR cho thấy nhóm phôi trữ có tỉ lệ trẻ sinh sống cao hơn đối với những người phụ nữ có độ tuổi dưới 40 tuổi.
Bàn luận
Trong suốt 7 năm qua, FET đang ngày càng trở thành sự lựa chọn ưu tiên trong các chu kỳ điều trị thụ tinh ống nghiệm, đánh dấu sự thay đổi căn bản trong thực hành lâm sàng của công nghệ hỗ trợ sinh sản. Nghiên cứu này chỉ ra rằng FET có thể mang lại tỉ lệ sinh sống và tỉ lệ sinh sống tích lũy cao hơn so với chuyển phôi tươi, đặc biệt ở những người phụ nữ lớn tuổi và những người có dự trữ buồng trứng thấp. Mặc dù tỉ lệ sẩy thai tăng nhẹ ở chu kỳ FET, nhưng kết quả kết quả phân tích MLR cho thấy khả năng trẻ sinh sống cao cao hơn đáng kể ở nhiều nhóm tuổi khác nhau khi lần đầu chuyển phôi trữ. Có nhiều quan điểm cho rằng nồng độ hormone gonadotropin sử dụng trong các chu kỳ kích thích buồng trứng có thể làm giảm khả năng tiếp nhận của nội mạc tử cung làm giảm cơ hội thành công ở các chu kỳ chuyển phôi tươi, trong khi đó việc trữ lại phôi có thể giúp tử cung có cơ hội tiếp xúc với hormone tự nhiên, tạo môi trường tối ưu cho phôi làm tổ. Bên cạnh đó, FET cũng có lợi cho bệnh nhân vô sinh do yếu tố nam, đặc biệt ở những bệnh nhân dưới 40 tuổi. Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn có những hạn chế như thiếu thông tin về các phương pháp FET và thiên lệch trong việc lựa chọn bệnh nhân, vì vậy cần thêm nhiều nghiên cứu để hiểu rõ hơn về tác động của FET đối với kết quả IVF.
Nguồn: WANG, Sarah F.; SEIFER, David B. Age-related increase in live-birth rates of first frozen thaw embryo versus first fresh transfer in initial assisted reproductive technology cycles without PGT. Reproductive Biology and Endocrinology, 2024, 22.1: 42.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Association between body mass index, weight loss and the chance of pregnancy in women with polycystic ovary syndrome and overweight or obesity: a retrospective cohort study in the UK - Ngày đăng: 16-01-2023
Giải thưởng Alexandre Yersin cho công bố Y khoa xuất sắc - Ngày đăng: 28-07-2022
Điều trị vô sinh, bác sĩ cần “song kiếm hợp bích” - Ngày đăng: 29-11-2021
Chương trình Ươm mầm hạnh phúc 2021 "Khi thiên thần cũng có ước mơ" - Ngày đăng: 19-11-2021
Bác sĩ Việt tìm 'đáp án' kỹ thuật tiêm tinh trùng chữa vô sinh - Ngày đăng: 03-05-2021
Bác sĩ lý giải vì sao nên kết hôn để sinh con trước 30 tuổi - Ngày đăng: 06-05-2020
Buồng trứng đa nang và cơ hội mang thai - Ngày đăng: 28-10-2019
Kết cục điều trị hỗ trợ sinh sản ở nhóm phụ nữ trên 40 tuổi - Ngày đăng: 24-02-2017
Cách tính thời điểm 'yêu' dễ có thai - Ngày đăng: 05-12-2016
Chương trình Ươm Mầm Hạnh Phúc lần III, 2016-2017 - Ngày đăng: 10-10-2016
10 lời khuyên phòng tránh dị tật thai nhi - Ngày đăng: 28-09-2016
Phòng ngừa virus Zika trong bối cảnh bệnh lan rộng - Ngày đăng: 26-09-2016
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK