Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Monday 08-09-2008 4:59am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

thuoclaTim bẩm sinh (TBS) là bệnh lý có tỷ lệ cao nhất và có tiên lượng nặng nề trong số các bệnh lý bất thường về cấu trúc ở trẻ sơ sinh. Đa số các trẻ mắc bệnh sẽ hoặc tử vong, hoặc phải trải qua nhiều lần phẫu thuật, thời gian nằm viện kéo dài. Không ít trường hợp trong số đó có một đời sống tàn tật và trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.


Nhiều yếu tố nguy cơ liên quan TBS đã được đề cập, bao gồm cả vấn đề mẹ hút thuốc lá chủ động hoặc thụ động trong lúc mang thai. Nhiều nghiên cứu trên người và động vật đã cho thấy việc tiếp xúc với khói thuốc lá kéo dài sẽ ảnh hưởng đến cân nặng lúc sinh cũng như gia tăng xuất độ các dị tật bẩm sinh ở trẻ, trong đó có cả TBS.

Cũng từ vấn đề trên, Sadia Malik và cộng sự đã tiến hành một phân tích dựa trên cơ sở số liệu từ Nghiên cứu ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh cấp quốc gia (National Birth Defects Prevention Study – NBDPS), một nghiên cứu bệnh-chứng đa trung tâm, thực hiện tại Hoa Kỳ từ 10/1997 đến 12/2002. NBDPS chia các trẻ được đưa vào nghiên cứu thành hai nhóm. Nhóm nghiên cứu bao gồm 3067 trẻ có biểu hiện TBS đơn thuần lúc sinh, nhóm chứng bao gồm 3947 trẻ không có biểu hiện bất cứ dị tật gì lúc sinh. Đồng thời thông tin về việc hút thuốc lá chủ động hay thụ động ở mẹ cũng sẽ được thu thập thông qua bảng câu hỏi.

Một số kết quả thu được như sau:

• Tỷ lệ trẻ sinh non và có cân nặng lúc sinh thấp ở nhóm nghiên cứu cao hơn so với nhóm chứng.

• Nếu mẹ có hút thuốc lá trong khoảng thời gian từ một tháng trước khi mang thai đến cuối tam cá nguyệt thứ nhất thì trẻ sinh ra sẽ gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý TBS liên quan bất thường ở vách tim.

• Nếu mẹ hút thuốc ≥ 25 điếu/ngày thì trẻ sinh ra sẽ gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý TBS liên quan tắc nghẽn bên tim phải.

• Đối với trường hợp hút thuốc lá thụ động, không có khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ TBS giữa hai nhóm.

Với kết quả như trên, nghiên cứu cho thấy chúng ta cần có những biện pháp cấp thiết nhằm giảm thiểu vấn đề hút thuốc lá ở phụ nữ mang thai, bởi lẽ điều này sẽ giúp giảm tỷ lệ mắc TBS cũng như một số bệnh lý bẩm sinh khác, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho trẻ cũng như giảm thiểu tốn kém về nhân lực, kinh tế cho xã hội.

(Nguồn: Pediatrics 2008;121:e810-816)

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
Nghiên cứu chứng sợ sinh con - Ngày đăng: 08-09-2008
Acid Folic có thể phòng ngừa sinh non - Ngày đăng: 08-09-2008
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

New World Saigon Hotel (Số 76 Lê Lai, Phường Bến Nghé, Quận 1, ...

Năm 2020

Caravelle Hotel Saigon, chiều thứ bảy 20.4 và chủ nhật 21.4.2024

Năm 2020

Khách sạn Caravelle Saigon, Chủ nhật 21.1.2024 (9:00 - 11:15)

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Sách ra mắt ngày 9 . 3 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Y học sinh sản số 68 ra mắt ngày 25 . 12 . 2023 và gửi đến quý ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK