Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Monday 08-09-2008 4:29am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

kinh

 

Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS: Premenstrual Syndrome) được định nghĩa như một tình trạng bao gồm các triệu chứng rối loạn về thể chất, tâm lý và hành vi, mà không do bệnh lý thực thể hay bệnh lý thần kinh có sẵn gây ra. Hội chứng này xảy ra đều đặn trong pha hoàng thể của mỗi chu kỳ kinh nguyệt và biến mất hoặc giảm hẳn ở cuối chu kỳ kinh nguyệt.


Khoảng 5% phụ nữ có PMS ở mức độ nặng, gồm các triệu chứng như: trầm cảm, lo lắng, cáu gắt, thiếu tự tin, căng và đau vú.

Trường đại học sản phụ khoa Royal của vương quốc Anh đã đưa ra một báo cáo mới về PMS dựa trên các bằng chứng khoa học. Các hướng dẫn nêu ra trong báo cáo không chỉ được xếp loại theo mức độ tin cậy của chứng cứ khoa học mà còn là kết quả của cả một quá trình thảo luận và tham khảo.

• Khi đánh giá PMS, khai thác bệnh sử theo kiểu gợi nhớ lại triệu chứng thì sẽ không chính xác. Do vậy, cần ghi lại triệu chứng của bệnh nhân qua hai chu kỳ kinh vào một số nhật ký được gọi là Daily Record of Severity of Problems (DRSP).

• Tư vấn tổng quát về việc tập thể dục, chế độ ăn và giảm căng thẳng trước khi điều trị.

• Khi điều trị PMS, nếu các phương pháp đơn giản đều thất bại hoặc khi cần sự can thiệp về phụ khoa thì nên cân nhắc việc chuyển bệnh nhân đến một bác sĩ phụ khoa.

• Khi điều trị những người phụ nữ có PMS mức độ nặng, cần áp dụng các phương pháp theo chủ nghĩa kinh nghiệm để điều trị các rối loạn hành vi.

• Sử dụng SSRIs (selective serotonin-reuptake inhibitors) có thể giúp cải thịên các triệu chứng về thể chất và tinh thần của PMS. SSRIs và SNRIs (serotonin-norepinephrine reuptake inhibitors) được xem là một trong những lựa chọn đầu tiên đối với PMS mức độ nặng. SSRIs và SNRIs chỉ nên được kê toa bởi các bác sĩ phụ khoa, các bác sĩ về tâm thần hoặc các chuyên gia về lĩnh vực này.

Hơn nữa, báo cáo còn cho biết rằng việc sử dụng thuốc ngừa thai, miếng dán có chứa estradiol, đồng vận GnRH có thể có hiệu quả điều trị. Việc cắt tử cung và hai phần phụ cũng có ích trong việc điều trị PMS, tuy nhiên chỉ nên áp dụng khi các triệu chứng ở mức độ trầm trọng và các phương pháp khác đã thất bại.

Nicholas Panay, bệnh viện Queen Charlotte’s and Chelsea, London, trưởng nhóm nghiên cứu, đã nói: “Vai trò của chúng ta là đảm bảo rằng phụ nữ đang được nhận sự chăm sóc tốt nhất và liệu pháp thích hợp nhất cho từng trường hợp riêng biệt. Chúng tôi hi vọng rằng hướng dẫn mới sẽ giúp cho các nhà lâm sàng điều trị tốt cho bệnh nhân của họ.”

Theo RCOG

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
Nghiên cứu chứng sợ sinh con - Ngày đăng: 08-09-2008
Acid Folic có thể phòng ngừa sinh non - Ngày đăng: 08-09-2008
Rối loạn hoảng sợ trong thai kỳ - Ngày đăng: 08-09-2008
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

New World Saigon Hotel (Số 76 Lê Lai, Phường Bến Nghé, Quận 1, ...

Năm 2020

Caravelle Hotel Saigon, chiều thứ bảy 20.4 và chủ nhật 21.4.2024

Năm 2020

Khách sạn Caravelle Saigon, Chủ nhật 21.1.2024 (9:00 - 11:15)

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Sách ra mắt ngày 9 . 3 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Y học sinh sản số 68 ra mắt ngày 25 . 12 . 2023 và gửi đến quý ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK