Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Wednesday 12-06-2013 1:25am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin cộng đồng

images_126 Theo thống kê chưa đầy đủ, ở Việt Nam có khoảng 5 - 10% phụ nữ từ 40 - 60 tuổi mắc bệnh són tiểu, sa sinh dục, cá biệt cũng có phụ nữ trẻ ở độ đuổi 25 - 30. Sa sinh dục, són tiểu là những bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, lao động của phụ nữ. Nhiều phụ nữ bị mắc căn bệnh này thường không biết chữa ở đâu và tâm lý hay ngại ngùng, giấu bệnh, đặc biệt họ gặp rắc rối trong quan hệ vợ chồng.

Theo TS. Vũ Bá Quyết, Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản TW, sa sinh dục hay còn gọi là sa các cơ quan vùng chậu được biết đến do tình trạng suy yếu của hệ thống nâng đỡ của đáy chậu, dẫn đến sự tụt xuống của các cơ quan vùng chậu vào âm đạo, xuất hiện khối sa lồi ở vùng âm hộ, tầng sinh môn. Ban đầu, kích thước khối sa nhỏ, sa không thường xuyên, xuất hiện khi lao động hoặc đi lại nhiều, nằm nghỉ thì khối sa tụt vào trong âm đạo hoặc tự đẩy lên được. Càng về sau khối sa càng to, sa thường xuyên, không đẩy lên kèm theo có tức nặng bụng dưới, cảm giác vướng víu khó chịu vùng âm hộ - tầng sinh môn. Các triệu chứng rối loạn tiểu tiện (do bàng quang và niệu đạo bị sa): đái khó, đái buốt, són đái, đái ra máu khi có viêm bàng quang hoặc có sỏi bàng quang hình thành do sự ứ trệ nước tiểu lâu ngày. Rối loạn đại tiện (do sa trực tràng): đại tiện khó, táo bón, hay có cảm giác mót rặn, tức nặng vùng hậu môn. Sinh đẻ nhiều khiến sau mỗi lần sinh nở, vùng cơ nằm ở bụng dưới sẽ bị rách, không hồi phục tốt, lao động nặng cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Còn són tiểu là triệu chứng nước tiểu thoát ra một cách tự nhiên mà không kiểm soát được. Có thể ho, cười  nhiều, leo cầu thang và hoạt động mạnh là nước tiểu tự nhiên chảy ra.

Hầu hết những người mắc những căn bệnh này có tâm lý e ngại, xấu hổ nên thường giấu kín và âm thầm chịu đựng, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống  sinh hoạt thường ngày, nhiều người bệnh không dám ngồi xe lâu, không dám uống nhiều nước, đặc biệt là gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt vợ chồng. Trước đây, để điều trị bệnh sa sinh dục thường áp dụng phương pháp phẫu thuật Crossen tức là cắt tử cung đường âm đạo, khâu treo bàng quang, làm lại thành trước và sau âm đạo hoặc phẫu thuật Lefort tức là khâu bịt âm đạo. Vì vậy, khi điều trị sa sinh dục bằng những phương pháp này cũng đồng nghĩa với việc chấm dứt “chuyện yêu” của người phụ nữ.

Được biết, mới đây Bộ Y tế đã ký quyết định thành lập Trung tâm Phẫu thuật sàn chậu thuộc Bệnh viện Phụ sản TW. Đây là trung tâm đầu ngành điều trị những bệnh lý liên quan đến vấn đề sa sinh dục và són tiểu cho phụ nữ. Đến nay, đã có 20 bệnh nhân được thực hiện kỹ thuật nội soi khâu treo mỏm cắt vào mỏm nhô thành công tại đây. Cũng theo TS. Quyết, phương pháp này sẽ khắc phục được nhược điểm của phương pháp cũ, đó là sẽ giữ tử cung cho người bệnh vì vậy những chức năng sinh lý như quan hệ vợ chồng hay mang thai sinh nở vẫn được đảm bảo. Đáng lưu ý, thời gian điều trị và nằm viện cho bệnh nhân bị sa sinh dục bằng phương pháp này chỉ khoảng 3 ngày, còn điều trị són tiểu chỉ trong vòng một ngày.

Nguồn: Báo Sức Khỏe và Đời Sống

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
Giải pháp tránh thai hóa học - Ngày đăng: 12-06-2013
Mẹ truyền bệnh sang con - Ngày đăng: 12-06-2013
Sốt ở phụ nữ mang thai - Ngày đăng: 06-06-2013
Giữ thai - Ngày đăng: 22-04-2013
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK