Tin tức
on Tuesday 31-12-2024 6:57am
Danh mục: Tin trong nước
CNXN. Nguyễn Thị Thanh Huệ
Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột
Thời điểm chuyển phôi có tầm quan trọng trong sự thành công của bệnh nhân trải qua thụ tinh trong ống nghiệm. Để tránh các tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi kích thích buồng trứng có kiểm soát, tỷ lệ chu kỳ chuyển phôi trữ (Frozen Embryo Transfer - FET) tăng lên đáng kể. Điều này phần lớn là do sự tiến bộ của phương pháp đông lạnh. Sự thành công của FET phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm khía cạnh lâm sàng và labo. Cả hai yếu tố này đều có thể tác động đến tỷ lệ trẻ sinh sống. Một yếu tố ít được biết đến có thể ảnh hưởng đến kết quả FET là thời gian nuôi cấy phôi sau rã trước khi chuyển phôi. Bên cạnh đó, việc đánh giá quá trình chuyển hóa đã làm rõ sự khác biệt giữa các phôi có cùng phân loại về hình thái, thấy rằng không phải tất cả những phôi chất lượng tốt sẽ dẫn đến việc mang thai thành công. Sự phát triển và khả năng tăng trưởng của phôi có liên quan đến các hoạt động chuyển hóa và quá trình trao đổi chất. Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của thời gian nuôi cấy sau rã đến quá trình trao đổi chất của phôi nang hay kết cục mang thai hay không.
Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu đơn trung tâm được thực hiện từ tháng 1/2015 đến tháng 12/2020, phân tích trên 11520 chu kỳ chuyển đơn phôi đông lạnh. Nghiên cứu chia thời gian nuôi cấy sau rã ra làm các nhóm: 0 (0 - <1h), 1 (1 - <2h), 2 (2 - <3h), 3(3 - <4h), 4 (4 - <5), 5 (5 - <6), 6 (6 - <7) và 7 (7-8h) với số chu kỳ lần lượt như sau: 261, 2594, 3757, 2518, 1444, 631, 218 và 97.
Kết quả nghiên cứu thấy rằng, độ tuổi trung bình của mẹ, độ dày nội mạc tử cung không khác biệt đáng kể giữa các nhóm. Ngoài ra, nồng độ AMH và FSH ngày 3 là tương đương nhau giữa các nhóm. Tỷ lệ mang thai và tỷ lệ trẻ sinh sống giảm khi thời gian nuôi cấy sau rã kéo dài, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Ngoài ra, khi đánh giá kết quả thai kỳ ở các chu kỳ có và không thực hiện PGT-A, tỷ lệ sẩy thai và sinh sống không khác biệt về mặt thống kê giữa các nhóm thời gian nuôi cấy sau rã.
Để đánh giá vai trò của thời gian nuôi cấy sau rã, nhóm tác giả đã thực hiện phân tích chuyển hóa của phôi nang phục hồi sau rã bằng cách sử dụng FLIM (Fluorescence Lifetime Imaging Microscopy). Phương pháp đo này có độ nhạy cao và phản ánh sự phân bố không gian của ty thể cũng như sự tham gia của các phân tử NADH, FAD vào các con đường chuyển hóa. Kết quả nghiên cứu cho thấy phôi nang không bị suy giảm đáng kể về hoạt động trao đổi chất trong vòng 7 giờ sau rã.
Tóm lại, thời gian nuôi cấy phôi nang sau rã (0-8h) không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ sảy thai và tỷ lệ trẻ sinh sống khi chuyển phôi đông lạnh.
TLTK: Ardestani, Goli, et al. "Effect of time post warming to embryo transfer on human blastocyst metabolism and pregnancy outcome." Journal of Assisted Reproduction and Genetics (2024): 1-9.
Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột
Thời điểm chuyển phôi có tầm quan trọng trong sự thành công của bệnh nhân trải qua thụ tinh trong ống nghiệm. Để tránh các tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi kích thích buồng trứng có kiểm soát, tỷ lệ chu kỳ chuyển phôi trữ (Frozen Embryo Transfer - FET) tăng lên đáng kể. Điều này phần lớn là do sự tiến bộ của phương pháp đông lạnh. Sự thành công của FET phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm khía cạnh lâm sàng và labo. Cả hai yếu tố này đều có thể tác động đến tỷ lệ trẻ sinh sống. Một yếu tố ít được biết đến có thể ảnh hưởng đến kết quả FET là thời gian nuôi cấy phôi sau rã trước khi chuyển phôi. Bên cạnh đó, việc đánh giá quá trình chuyển hóa đã làm rõ sự khác biệt giữa các phôi có cùng phân loại về hình thái, thấy rằng không phải tất cả những phôi chất lượng tốt sẽ dẫn đến việc mang thai thành công. Sự phát triển và khả năng tăng trưởng của phôi có liên quan đến các hoạt động chuyển hóa và quá trình trao đổi chất. Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của thời gian nuôi cấy sau rã đến quá trình trao đổi chất của phôi nang hay kết cục mang thai hay không.
Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu đơn trung tâm được thực hiện từ tháng 1/2015 đến tháng 12/2020, phân tích trên 11520 chu kỳ chuyển đơn phôi đông lạnh. Nghiên cứu chia thời gian nuôi cấy sau rã ra làm các nhóm: 0 (0 - <1h), 1 (1 - <2h), 2 (2 - <3h), 3(3 - <4h), 4 (4 - <5), 5 (5 - <6), 6 (6 - <7) và 7 (7-8h) với số chu kỳ lần lượt như sau: 261, 2594, 3757, 2518, 1444, 631, 218 và 97.
Kết quả nghiên cứu thấy rằng, độ tuổi trung bình của mẹ, độ dày nội mạc tử cung không khác biệt đáng kể giữa các nhóm. Ngoài ra, nồng độ AMH và FSH ngày 3 là tương đương nhau giữa các nhóm. Tỷ lệ mang thai và tỷ lệ trẻ sinh sống giảm khi thời gian nuôi cấy sau rã kéo dài, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Ngoài ra, khi đánh giá kết quả thai kỳ ở các chu kỳ có và không thực hiện PGT-A, tỷ lệ sẩy thai và sinh sống không khác biệt về mặt thống kê giữa các nhóm thời gian nuôi cấy sau rã.
Để đánh giá vai trò của thời gian nuôi cấy sau rã, nhóm tác giả đã thực hiện phân tích chuyển hóa của phôi nang phục hồi sau rã bằng cách sử dụng FLIM (Fluorescence Lifetime Imaging Microscopy). Phương pháp đo này có độ nhạy cao và phản ánh sự phân bố không gian của ty thể cũng như sự tham gia của các phân tử NADH, FAD vào các con đường chuyển hóa. Kết quả nghiên cứu cho thấy phôi nang không bị suy giảm đáng kể về hoạt động trao đổi chất trong vòng 7 giờ sau rã.
Tóm lại, thời gian nuôi cấy phôi nang sau rã (0-8h) không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ sảy thai và tỷ lệ trẻ sinh sống khi chuyển phôi đông lạnh.
TLTK: Ardestani, Goli, et al. "Effect of time post warming to embryo transfer on human blastocyst metabolism and pregnancy outcome." Journal of Assisted Reproduction and Genetics (2024): 1-9.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Nghiên cứu tính khả thi của xét nghiệm di truyền tiền làm tổ cho hệ phiên mã (PGT-T): Bước tiến mới trong chọn lựa phôi? - Ngày đăng: 28-12-2024
Khóa tập huấn “Kiến thức cơ bản trong Hỗ trợ sinh sản” lần thứ 14 (8.6.2024) - Ngày đăng: 20-08-2024
Hội thảo chuyên đề “Ứng dụng của siêu âm trong Phụ khoa, Hiếm muộn, và Hỗ trợ sinh sản” (20-21.4.2024) - Ngày đăng: 20-08-2024
Thụ tinh trong ống nghiệm không cần kích thích buồng trứng - Ngày đăng: 16-03-2023
Lịch nghỉ Tết Âm lịch - Ngày đăng: 05-02-2022
15 năm kỹ thuật IVM Việt Nam (2006-2021) – Các cột mốc đáng nhớ - Ngày đăng: 25-01-2021
VINH DANH CÁC NHÓM NGHIÊN CỨU - GIẢI THƯỞNG THÀNH TỰU 2019 - Ngày đăng: 04-11-2019
Chương trình Ươm Mầm Hạnh Phúc lần VI, năm 2019-2020 - Ngày đăng: 30-10-2019
Hội nghị khoa học về mãn kinh tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương - Ngày đăng: 29-06-2019
Khóa đào tạo EBM: Cách đọc bài báo và cách tìm tài liệu tham khảo lần 6 - Ngày đăng: 05-06-2019
Việt Nam được hai giải báo cáo khoa học xuất sắc nhất tại hội nghị quốc tế - Ngày đăng: 04-06-2019
MỜI THAM GIA GIẢI THƯỞNG THÀNH TỰU 2019 - Ngày đăng: 23-11-2018
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Wyndham Legend Halong, Sáng thứ Bảy 22 . 3 . 2025 (8:30 - 11:45)
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Chiều thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025 và Chủ ...
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 6 . 1 . 2025 và gửi đến quý hội viên trước ...
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
FACEBOOK