Một phụ nữ Pháp không có buồng trứng do mắc chứng rối loạn nhiễm sắc thể đã hạ sinh một bé gái khỏe mạnh nhờ cấy ghép buồng trứng từ người chị sinh đôi của mình.
Karine Thiriot, 39 tuổi, đã sinh 1 bé gái nặng hơn 3 kilo vào ngày 8/3/2011 tại một bệnh viện tư nhân ở Le Chesnay, Paris. Các bác sĩ cho biết bé gái tên là Victoria và hoàn toàn không bị hội chứng Turner như mẹ và dì của mình. TS Guy Kerbrat, bác sĩ đỡ đẻ cho biết: “Cả 2 mẹ con đã hoàn xuất sắc”.
Chị Karine đã cố gắng để có thai bằng cách thụ tinh trong ống nghiệm ít nhất là 15 năm qua. Chị không có buồng trứng vì mắc hội chứng Turner (tỉ lệ người mắc bệnh này trên thế giới là1/2.500). Bệnh do một trong hai nhiễm sắc thể X bị thiếu hoàn toàn hoặc thiếu 1 phần. Bệnh không có tính di truyền và mang tính ngẫu nhiên trong khi hình thành các tế bào sinh sản.
Người chị em sinh đôi là Stephanie thì lại bị dạng rối loạn “mosaic”, tức là chỉ ảnh hưởng đến một số tế bào trobg cơ thể. Stephanie có khả năng sinh nở và đã có 2 con.
Tháng 8/2009, Stephanie đã tặng Karine một buồng trứng. Việc cấy ghép các bộ phận giữa các cặp song sinh giống hệt nhau không cần phải sử dụng tới thuốc chống thải ghép và loại thuốc này có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc mang thai trong tương lai.
“Đây là lần cấy ghép đầu tiên trên thế giới ở 1 cặp song sinh cùng bị hội chứng Turner. Đây cũng là lần đầu tiên thực hiện việc cấy ghép buồng trứng ở châu Âu”, bác sĩ sản phụ khoa Jacques Donnez (Bỉ), cho biết.
BS Donnez đã từng cấy ghép thành công 1 trường hợp tương tự liên quan đến chị em nhưng không phải là sinh đôi.
Một vài tháng sau khi cấy ghép, chu kỳ kinh nguyệt của Karine đã bình thường và cô mang thai một cách tự nhiên
Nguồn: Báo Dân Trí
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...