Một trong những biến cố bi thảm đối với những cặp vợ chồng là đứa con mới sinh ra vài ba tháng đột ngột qua đời. Trong y khoa, người ta gọi đó là hội chứng đột tử (sudden infant death syndrom hay SIDS).
Đột tử được định nghĩa là tử vong một cách đột ngột, không tiên lượng được, khi xét nghiệm tử thi cũng không xác định được nguyên nhân tử vong. Theo thống kê ở Mỹ và
Chính vì không xác định được nguyên nhân tử vong nên đột tử cho đến nay vẫn là một trong những bí ẩn y khoa. Qua hàng ngàn nghiên cứu, các nhà khoa học vẫn chưa biết đích xác tại sao trẻ em mới sinh bị đột tử. Nhưng những nghiên cứu này phát hiện một số yếu tố nguy cơ liên quan đến đột tử.
Nguy cơ đột tử thường cao trong độ tuổi từ 45-100 ngày sau khi sinh. Trong thời gian này, trẻ nam có nguy cơ đột tử cao hơn nữ khoảng 50%, trẻ thiếu cân có nguy cơ cao hơn trẻ đủ cân.
Ngoài ra, một phát hiện gần đây cho thấy trẻ em đột tử thường bị nhiễm trùng đường hô hấp, đây là một yếu tố nguy cơ quan trọng. Tuy nhiên, tất cả chỉ là những yếu tố nguy cơ chứ chưa phải là nguyên nhân sinh học, nên đột tử đang trở thành một đề tài nghiên cứu cấp thiết trong y học.
Một công trình nghiên cứu công bố gần đây cho thấy một hormon thần kinh liên quan đến đột tử ở trẻ sơ sinh. Các nhà nghiên cứu tiếp cận vấn đề bằng cách quan sát những rối loạn trong hệ thống kiểm soát hô hấp và chức năng tự động (trong cuống não), và giả thuyết rằng serotonin là một yếu tố của sự rối loạn này.
Họ đo nồng độ serotonin ở 41 trẻ em đột tử, 7 trẻ em chết vì những nguyên nhân cụ thể và 5 trẻ em nhập viện vì thiếu oxygen (tạm gọi là “nhóm chứng”). Họ phát hiện rằng serotonin ở trẻ em đột tử thấp hơn nhóm chứng khoảng 26%. Các trẻ em đột tử có ít thụ thể serotonin hơn trẻ em trong nhóm chứng (thụ thể là một cơ chế mà serotonin tương tác để gây tác động sinh học).
Ngoài serotonin, các nhà nghiên cứu còn ghi nhận một số yếu tố nguy cơ đột tử liên quan đến môi trường. Trong nhóm trẻ em đột tử, 35% sinh non tháng, gần 50% nằm ngủ trong tư thế nguy hiểm như nằm nghiêng và nằm sấp, gần 1/4 ngủ chung giường với cha mẹ và 42% từng có tiền sử bệnh khác. Khoảng 3/4 trẻ em có ít nhất một yếu tố nguy cơ.
Serotonin là một hormon có nhiều chức năng. Serotonin được tìm thấy trong nhiều mô, kể cả trong máu (tiểu cầu), ruột và hệ thống thần kinh. Phần lớn (80-95%) hàm lượng serotonin trong cơ thể được sản xuất từ ruột. Chức năng cổ điển của serotonin là ức chế bài tiết của dạ dày, kích thích cơ bắp và cơ tim.
Gần đây, người ta còn phát hiện thiếu serotonin làm cho xương đặc hơn (và nhiều serotonin làm cho xương bị loãng). Do đó, phát hiện mối liên hệ giữa serotonin và đột tử là một khám phá mới, nó cũng đặt ra nhiều giả thuyết.
Một giả thuyết có logic sinh học là khi trẻ sơ sinh ngủ, não được “tắt” và cuống não (brainstem) chịu trách nhiệm điều phối nhịp tim, huyết áp, thân nhiệt và hơi thở. Nếu trẻ em thiếu serotonin trong não và nếu trẻ ngủ nằm sấp với lượng carbon dioxide gia tăng, hệ thống serotonin và thụ thể không phát hiện vấn đề vì không vận hành thích hợp, trẻ không đáp ứng được với rối loạn này và dẫn đến tử vong.
Nếu giả thuyết này đúng thì nghiên cứu này có ý nghĩa rất lớn: đối với những trẻ em có nguy cơ cao, việc xét nghiệm serotonin là một điều cần thiết để làm giảm số ca đột tử ở trẻ sơ sinh.
|
Đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ an toàn hơn nằm nghiêng hoặc sấp - Ảnh: babble.com |
Phòng ngừa đột tử ra sao? Trẻ ngủ nghiêng hay ngủ nằm sấp, trẻ ngủ với những vật dụng bịt mặt mũi, với đồ chơi, thú bông, trẻ ngủ trong môi trường hút thuốc lá... cũng là những nguy cơ gây đột tử cao. Do đó, khuyến cáo chuẩn để giảm nguy cơ đột tử là cho trẻ em ngủ nằm ngửa, tránh phủ mặt mũi với bất cứ vật dụng gì và tuyệt đối tránh khói thuốc lá. |
Nguồn: Báo Tuổi trẻ
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...