Theo báo cáo của các nhà nghiên cứu Nigeria trên tạp chí Journal of Tropical Pediatrics vào tháng 04/2009, việc tuân thủ một chế độ bú mẹ hoàn toàn ở trẻ em dẫn đến việc giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh hẹp môn vị ở trẻ nhỏ.
Trong một nghiên cứu hồi cứu, hai bác sĩ David Osarumwese Osifo và Lyekoretin Evbuomwan, làm việc tại Đại Học Benin Teaching Hospital, đã phân tích bệnh án của 57 trường hợp trẻ hẹp môn vị có lứa tuổi từ 2 tuần đến 6 tuần tuổi và được điều trị từ năm 1978 đến năm 2008.
Các nhà nghiên cứu cho biết có sự cải thiện đáng kể trong tỷ lệ mắc bệnh của hẹp môn vị trong suốt quá trinh nghiên cứu. Có 30 trường hợp hẹp môn vị được báo cáo trong thời gian từ 1978 đến 1988 và 22 trường hợp trong thời gian từ 1988 đến 1998, nhưng chỉ 05 trường hợp từ 1998 đến nay.
Tác giả chỉ ra rằng thời điểm giảm trường hợp mắc bệnh trùng với thời gian tuyên truyền bú sữa mẹ vào những năm cuối 1980 đến đầu 1990. Đồng thời tác giả cũng ghi nhận rằng không có trường hợp hẹp môn vi nào ở những trẻ bú mẹ hoàn toàn.
Các nhà nghiên cứu quy kết rằng chính sự thiếu nitric oxide, một hóa chất trung gian có vai trò giãn cơ vòng môn vị, đã góp phần làm phì đại cơ môn vị khi cơ môn vị bị tổn thương do tiếp xúc với sữa công thức dạng pha loãng.
Theo tác giả Osifo, sữa mẹ có nhiều chất lỏng và loãng hơn sữa công thức nên sẽ ít có tác động gây co thắt cơ môn vị hơn so với sữa công thức, do đó cũng sẽ ít gây thiếu nitric oxide. Đây là một điểm mạnh cần thêm vào trong việc khuyến khích bú sữa mẹ tại các quốc gia đang phát triển.
Nguồn J Trop Pediatr 2009;55:132-134.
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...