Tin tức
on Monday 08-06-2020 9:12am
Danh mục: Tin quốc tế
Nguyễn Thị Cẩm Nhung – IVFMD Tân Bình
Trong quá trình kích thích buồng trứng, khoảng 15% noãn chưa trưởng thành dừng lại ở giai đoạn túi mầm (GV) hoặc metaphase I (MI). Kỹ thuật nuôi trưởng thành in vitro (IVM) những noãn này có thể làm tăng cơ hội hình thành phôi, đặc biệt là đối với những bệnh nhân đáp ứng kém với kích thích buồng trứng. Ngoài ra, kỹ thuật IVM đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế hội chứng quá kích buồng trứng đối với các bệnh nhân PCOS.
Mặc dù chất lượng noãn quyết định phần lớn đến chất lượng phôi, nhưng những thay đổi trong môi trường nuôi cấy in vitro cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi. Trong những năm gần đây, việc đồng nuôi cấy noãn non với tế bào cumulus và các yếu tố tăng trưởng nhằm tăng khả năng phát triển của noãn bào đã được áp dụng. Zhu và cộng sự đã cho thấy việc nuôi cấy noãn chưa trưởng thành với tế bào cumulus làm tăng khả năng tống xuất thể cực lên 10% trong vòng 24 giờ. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này tỉ lệ hình thành phôi vẫn còn thấp.
GDF9 (Growth differentiation factor 9) là một trong những yếu tố tăng trưởng được tiết ra từ tế bào noãn trong quá trình phát triển nang sơ cấp. Yếu tố này ảnh hưởng đến cả giai đoạn đầu và giai đoạn cuối của sự phát triển nang noãn. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng GDF9 có vai trò trong việc cảm ứng phân bào của các tế bào hạt để ức chế biểu hiện thụ thể FSH, cảm ứng sản xuất β-inhibin. Ngoài ra, GDF9 cũng có thể kích thích sự phát triển và giãn nở của các tế bào cumulus [13].
Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung GDF9 và tế bào cumulus (CC) trong môi trường IVM đối với tốc độ hình thành và khả năng sống của phôi nang. Tổng cộng có 80 noãn GV từ các chu kỳ kích thích được nuôi cấy trong môi trường IVM. Các noãn này được chia thành bốn nhóm và nuôi cấy trong 24h.
- Nhóm I nuôi trong môi trường IVM cơ bản – nhóm đối chứng,
- Nhóm II bao gồm IVM + CC,
- Nhóm III bao gồm IVM + GDF9 (200 ng / mL)
- Nhóm IV bao gồm IVM + CC + GDF9 (200 ng / mL).
Noãn trưởng thành (MII) sẽ được ICSI và nuôi đến giai đoạn phôi phân cắt. Những phôi chất lượng tốt được thủy tinh hóa, sau đó được rã đông và nuôi cấy thêm ba ngày để đánh giá tỉ lệ hình thành và tỉ lệ sống của phôi nang.
Kết quả: tỉ lệ noãn trưởng thành không khác biệt đáng kể giữa bốn nhóm. Tỷ lệ thụ tinh ở nhóm II cao hơn đáng kể so với nhóm đối chứng (76,5% và 46,2%). Sự hình thành phôi cao hơn đáng kể ở tất cả các nhóm thử nghiệm so với nhóm đối chứng, trong khi sự hình thành phôi nang không có sự khác biệt trong ba nhóm thử nghiệm so với nhóm đối chứng. Tỷ lệ sống trung bình ở các nhóm II, III và IV lần lượt là 58,16%, 55,91% và 55,95% so với 37,78% ở nhóm đối chứng (p <0,05).
Như vậy, việc bổ sung GDF9 và CC vào môi trường IVM làm tăng khả năng thụ tinh, hình thành phôi và tỷ lệ sống của phôi nang được tạo ra từ phôi phân cắt sau khi thủy tinh hóa.
Nguồn: Chatroudi, M. H., Khalili, M. A., Ashourzadeh, S., Anbari, F., Shahedi, A., Safari, S. J. C., & Medicine, E. R. (2019). Growth differentiation factor 9 and cumulus cell supplementation in in vitro maturation culture media enhances the viability of human blastocysts. 46(4), 166.
Trong quá trình kích thích buồng trứng, khoảng 15% noãn chưa trưởng thành dừng lại ở giai đoạn túi mầm (GV) hoặc metaphase I (MI). Kỹ thuật nuôi trưởng thành in vitro (IVM) những noãn này có thể làm tăng cơ hội hình thành phôi, đặc biệt là đối với những bệnh nhân đáp ứng kém với kích thích buồng trứng. Ngoài ra, kỹ thuật IVM đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế hội chứng quá kích buồng trứng đối với các bệnh nhân PCOS.
Mặc dù chất lượng noãn quyết định phần lớn đến chất lượng phôi, nhưng những thay đổi trong môi trường nuôi cấy in vitro cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi. Trong những năm gần đây, việc đồng nuôi cấy noãn non với tế bào cumulus và các yếu tố tăng trưởng nhằm tăng khả năng phát triển của noãn bào đã được áp dụng. Zhu và cộng sự đã cho thấy việc nuôi cấy noãn chưa trưởng thành với tế bào cumulus làm tăng khả năng tống xuất thể cực lên 10% trong vòng 24 giờ. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này tỉ lệ hình thành phôi vẫn còn thấp.
GDF9 (Growth differentiation factor 9) là một trong những yếu tố tăng trưởng được tiết ra từ tế bào noãn trong quá trình phát triển nang sơ cấp. Yếu tố này ảnh hưởng đến cả giai đoạn đầu và giai đoạn cuối của sự phát triển nang noãn. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng GDF9 có vai trò trong việc cảm ứng phân bào của các tế bào hạt để ức chế biểu hiện thụ thể FSH, cảm ứng sản xuất β-inhibin. Ngoài ra, GDF9 cũng có thể kích thích sự phát triển và giãn nở của các tế bào cumulus [13].
Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung GDF9 và tế bào cumulus (CC) trong môi trường IVM đối với tốc độ hình thành và khả năng sống của phôi nang. Tổng cộng có 80 noãn GV từ các chu kỳ kích thích được nuôi cấy trong môi trường IVM. Các noãn này được chia thành bốn nhóm và nuôi cấy trong 24h.
- Nhóm I nuôi trong môi trường IVM cơ bản – nhóm đối chứng,
- Nhóm II bao gồm IVM + CC,
- Nhóm III bao gồm IVM + GDF9 (200 ng / mL)
- Nhóm IV bao gồm IVM + CC + GDF9 (200 ng / mL).
Noãn trưởng thành (MII) sẽ được ICSI và nuôi đến giai đoạn phôi phân cắt. Những phôi chất lượng tốt được thủy tinh hóa, sau đó được rã đông và nuôi cấy thêm ba ngày để đánh giá tỉ lệ hình thành và tỉ lệ sống của phôi nang.
Kết quả: tỉ lệ noãn trưởng thành không khác biệt đáng kể giữa bốn nhóm. Tỷ lệ thụ tinh ở nhóm II cao hơn đáng kể so với nhóm đối chứng (76,5% và 46,2%). Sự hình thành phôi cao hơn đáng kể ở tất cả các nhóm thử nghiệm so với nhóm đối chứng, trong khi sự hình thành phôi nang không có sự khác biệt trong ba nhóm thử nghiệm so với nhóm đối chứng. Tỷ lệ sống trung bình ở các nhóm II, III và IV lần lượt là 58,16%, 55,91% và 55,95% so với 37,78% ở nhóm đối chứng (p <0,05).
Như vậy, việc bổ sung GDF9 và CC vào môi trường IVM làm tăng khả năng thụ tinh, hình thành phôi và tỷ lệ sống của phôi nang được tạo ra từ phôi phân cắt sau khi thủy tinh hóa.
Nguồn: Chatroudi, M. H., Khalili, M. A., Ashourzadeh, S., Anbari, F., Shahedi, A., Safari, S. J. C., & Medicine, E. R. (2019). Growth differentiation factor 9 and cumulus cell supplementation in in vitro maturation culture media enhances the viability of human blastocysts. 46(4), 166.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Sử dụng chất chống oxy hóa có thể làm giảm ảnh hưởng tiêu cực của Etoposide lên dna tinh trùng trong quá trình điều trị ung thư - Ngày đăng: 04-06-2020
So sánh hai phương pháp đo stress oxy hóa và mối quan hệ của hai phương pháp với phân mảnh dna tinh trùng và thông số tinh dịch - Ngày đăng: 04-06-2020
Tác dụng chống oxy hóa của Penicillamine với stress oxy hóa ở tinh trùng người - Ngày đăng: 04-06-2020
Có nên chỉ định thực hiện ICSI cho những bệnh nhân dị dạng tinh trùng? - Ngày đăng: 02-06-2020
Phân tích hình dạng tinh trùng người bằng điện thoại thông minh kết hợp với thuật toán học sâu - Ngày đăng: 02-06-2020
Tính nhất quán và khách quan của việc đánh giá phôi tự động bằng cách sử dụng mạng lưới thần kinh sâu - Ngày đăng: 02-06-2020
Điều trị dự phòng thuyên tắc mạch ở thai phụ nghi nhiễm sars-cov-2: tiêu chí quản lý trên lâm sàng - Ngày đăng: 02-06-2020
Tìm thấy bằng chứng rối loạn tưới máu bánh nhau ở thai phụ mắc Covid-19 - Ngày đăng: 02-06-2020
Tiên đoán chất lượng tinh trùng bằng mạng lưới thần kinh nhân tạo - Ngày đăng: 25-05-2020
Dựa vào thuật toán Deep learning để lựa chọn tinh trùng với tính nguyên vẹn DNA cao - Ngày đăng: 25-05-2020
Trí tuệ nhân tạo tiên đoán trẻ sinh sống không lệch bội từ một hình ảnh phôi nang - Ngày đăng: 25-05-2020
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK