Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Tuesday 29-01-2019 12:06pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

Lê Thị Bích Phượng- Chuyên viên phôi học- IVFMD Phú Nhuận


Đánh giá phôi dựa trên hình thái là phương pháp phổ biến để lựa chọn phôi chuyển hiện nay tại các trung tâm IVF. Một quy trình lựa chọn phôi tối ưu giúp lựa chọn phôi có tiềm năng làm tổ tốt nhất từ đó tăng cơ hội có trẻ sinh sống và giảm số lượng phôi chuyển giúp giảm đa thai đang là mục tiêu hướng tới của các trung tâm này.

Để tăng hiệu quả cho một chu kỳ điều trị ICSI/ IVF, đã có một số hướng tiếp cận không xâm lấn để lựa chọn phôi có tiềm năng làm tổ tốt nhất trong đó có phương pháp phân tích  sự biểu hiện của các dấu ấn sinh học trên khối tế bào cumulus. Khối tế bào này được thu nhận sau khi chọc hút phức hợp COC và được phân tích bằng kỹ thuật microarray hay qPCR. Nhiều gen đã được chứng minh như là dấu ấn sinh học dự đoán về tiềm năng của noãn cũng như là sự phát triển và làm tổ của phôi, tuy nhiên các loại gen này được báo cáo khác nhau trong từng nghiên cứu cũng như chưa có chứng cứ lâm sàng nào cho thấy phân tích khối tế bào cumulus giúp cải thiện kết quả lựa chọn phôi chuyển so với quy trình đánh giá hình thái phôi thường quy. Vì vậy, T. Adriaenssens và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá xem liệu phân tích sự biểu hiện của các gen trên khối tế bào cumulus có giúp cải thiện được kết quả lâm sàng trong chu kỳ chuyển đơn phôi hay không.

Nghiên cứu tiến cứu thực hiện trên 96 bệnh nhân thực hiện ICSI/ IVF từ tháng 10/2013 đến tháng 5/2016. Noãn của các bệnh nhân này được tách riêng rẽ từng noãn và khối tế bào cumulus sau khi thu nhận được phân tích bằng qPCR trên sự biểu hiện của các gen EFNB2, SASH1, CAMK1D (Corona test). Vào ngày 3, một phôi phân chia có xếp hạng Corona test cao nhất trong đoàn hệ phôi có chất lượng hình thái tốt sẽ được chuyển cho bệnh nhân.

Kết quả nghiên cứu cho thấy Corona test giúp tăng đáng kể tỷ lệ thai lâm sàng và tỷ lệ sinh sống (tỷ lệ tương ứng là 63% và 55%) khi chuyển đơn phôi lựa chọn (eSET) ở chu kỳ chuyển phôi tươi ngày 3 và ngày 5 so với nhóm đối chứng, giúp giảm thời gian điều trị cho bệnh nhân.

Như vậy, nghiên cứu này đã cho thấy việc kết hợp giữa đánh giá hình thái và phân tích biểu hiện gen trên phức hợp cumulus/corona góp phần tăng tỷ lệ thai lâm sàng cũng như tỷ lệ sinh sống khi chuyển đơn phôi lựa chọn ngày 3 và ngày 5, đồng thời giúp giảm đáng kể thời gian điều trị cho bệnh nhân.

Nguồn: Cumulus-corona gene expression analysis combined with morphological embryo scoring in single embryo transfer cycles increases live birth after fresh transfer and decreases time to pregnancy. 10.1007/s10815-018-01398-2
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK