Tin tức
on Thursday 07-09-2017 7:37am
Danh mục: Tin trong nước
Hội nghị IVF Experts Meeting lần thứ XIII diễn ra tại Terracotta Đà Lạt vào một ngày đáng nhớ – 19/8/2017 – đúng dịp kỷ niệm tròn hai mươi năm ngày Bộ trưởng Bộ Y tế ký quyết định chấp thuận thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (19/8/1997 – 19/8/2017). Hội nghị tề tựu gần 300 đại biểu đến từ các trung tâm hỗ trợ sinh sản, các bệnh viện, trường đại học y lớn từ khắp mọi miền đất nước – với số lượng tham gia đông nhất từ trước đến nay. Hội nghị nhận được sự hỗ trợ của nhiều công ty dược phẩm: (i) MSD, Merck đồng tài trợ bạch kim; (ii) Ferring-Roche, Hướng Việt, SISG-PerkinElmer đồng tài trợ vàng; (iii) BioVagen, BioMed, Intesco đồng tài trợ bạc.
Chương trình khoa học của hội nghị gồm 14 bài báo cáo hội trường và 13 bài báo cáo poster, được các báo cáo viên đầu tư nghiêm túc về chất lượng và nhận được sự quan tâm đón nhận của các đại biểu.
Sau phần khai mạc của GS. Nguyễn Thị Ngọc Phượng (Chủ tịch HOSREM), phiên I bắt đầu với phần trình bày ấn tượng của GS. Human M. Fatemi (IVI-GCC, Abu Dhabi) về đề tài “The impact of different protocols on early progesterone ris in COS”, qua đó, GS. Fatemi nhấn mạnh progesterone ảnh hưởng nhiều đến tỷ lệ làm tổ và tỷ lệ thai diễn tiến. Tiếp theo, TS. Klaus Buhler (Trung tâm Y học sinh sản và Nội tiết phụ khoa Stuttgart, Đức) chia sẻ về “Quan điểm mới và vai trò LH trong kích thích buồng trứng có kiểm soát trên nhóm bệnh nhân tiên lượng kém”. Ông đưa ra một số nhận xét ban đầu: việc kết hợp sớm giữa kích thích buồng trứng nhẹ và bổ sung LH có ích ở nhóm bệnh nhân tiên lượng đáp ứng kém, bổ sung LH giúp giảm FSH từ đó góp phần tăng tỷ lệ thành công của hỗ trợ sinh sản. TS. BS. Vương Thị Ngọc Lan (Bộ môn Phụ Sản, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh) báo cáo “So sánh hiệu quả của corifollitropin alfa với follitropin beta trong kích thích buồng trứng ở bệnh nhân lớn tuổi, với kết luận ban đầu: một mũi tiêm corifollitropin alfa có thể thay thế cho 7 mũi tiêm 300 IU rFSH một cách an toàn và hiệu quả để kích thích buồng trứng cho bệnh nhân lớn tuổi.
Phiên II ở hội trường A bắt đầu với bài báo cáo “Các thách thức khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm trên cơ sở chu kỳ tự nhiên có biến đổi cho phụ nữ có dự trữ buồng trứng cận cạn kiệt. Các bài học kinh nghiệm và chiều hướng giải quyết” của BS. CKII Âu Nhựt Luân (Bộ môn Phụ Sản, Đại học Y Dược Tp. HCM). BS Luân chia sẻ, điều trị hiếm muộn ở phụ nữ có dự trữ buồng trứng cận cạn kiệt phải được cân nhắc kỹ lưỡng, giải pháp được lựa chọn tùy thuộc vào toàn cảnh của trục hạ đồi - tuyến yên - buồng trứng, trong đó nghiên cứu Mod mà Luân và cộng sự đã tiến hành giúp giảm thiểu số trường hợp phải xin noãn – là một giải pháp có tính chấp nhận cao cho nhóm bệnh nhân có dự trữ buồng trứng cận cạn kiệt – nhưng cần tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chí và điều kiện nêu ra. Tiếp theo đó, BS. Lê Long Hồ (Bệnh viện Mỹ Đức) trình bày “Kết quả thụ tinh trong ống nghiệm ở nhóm bệnh nhân tiên lượng thấp theo phân loại Poseidon” và BS. Hồ Ngọc Anh Vũ báo cáo đề tài “Đặc điểm nội tiết pha hoàng thể sớm của các chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được khởi động trưởng thành noãn bằng hCG”. Cuối phiên II là đề tài “Nhận xét về trọng lượng trẻ khi sinh ra sau FET tại Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương” của PGS. TS. Lê Hoàng (Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương), với kết luận ban đầu là trọng lượng trẻ sinh ra sau FET nằm trong giới hạn bình thường của trọng lượng trẻ sinh ra tại Việt Nam.
Song song đó, phiên II ở hội trường B diễn ra với bốn bài báo xoay quanh các vấn đề được quan tâm và những công nghệ mới trong lĩnh vực di truyền và nam khoa liên quan đến hỗ trợ sinh sản: Một số kết quả ban đầu chẩn đoán bệnh di truyền trước chuyển phôi tại Học viện Quân Y (GS. TS. Nguyễn Đình Tảo – Trung tâm Công nghệ Phôi, Học viện Quân Y), Xét nghiệm phôi tiền làm tổ alpha thalassemia thể nặng HbBart tại Việt Nam (BS. CKI Nguyễn Vạn Thông – Bệnh viện Hùng Vương), Đánh giá tỷ lệ lệch bội nhiễm sắc thể của phôi ngày 5 ở bệnh nhân nữ trên 35 tuổi thụ tinh trong ống nghiệm bằng công nghệ Karyolite BOBs (ThS. Mã Phạm Quế Mai – Khoa Xét nghiệm, Bệnh viện Tân Sơn Nhất), Micro TESE trên bệnh nhân vô tinh không tắc (NOA): huyền thoại và thực tế trong điều kiện Việt Nam (ThS. BS. Lê Đăng Khoa – Bệnh viện Mỹ Đức). Qua đó, ThS. Quế Mai chia sẻ khi tuổi mẹ trên 35 thì tỷ lệ phôi có hiện tượng lệch bội nhiễm sắc thể chiếm hơn 50% số phôi, ThS. BS. Khoa nhận xét rằng micro-TESE có thể xem là cứu cánh cho bệnh nhân vô tinh không tắc đã thất bại TESE cổ điển trước đó.
Sau tiệc trưa ấm cúng trong tiết trời man mát của Đà Lạt, đại biểu quay lại phiên III ở hội trường A để lắng nghe bài báo cáo “Thai sinh hóa trong hỗ trợ sinh sản” của TS. BS. Nguyễn Xuân Hợi (Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương). TS. Hợi nhấn mạnh cần theo dõi nồng độ beta-hCG để khẳng định là thai sinh hóa và loại trừ thai ngoài tử cung, ngưỡng cắt của beta hCG tiên lượng. Tiếp theo là TS. BS. Lê Minh Tâm (Bệnh viện Đại học Y Dược Huế) trình bày về “Rối loạn nội tiết và chuyển hóa ở bệnh nhân vô sinh có hội chứng buồng trứng đa nang miền Trung Việt Nam”, với kết luận: cần có chiến lược sàng lọc, phát hiện sớm và can thiệp phù hợp để dự phòng các biến chứng toàn thân liên quan đến rối loạn chuyển hóa. ThS. BS. Giang Huỳnh Như (Bệnh viện Mỹ Đức) báo cáo về “Viêm nội mạc tử cung mạn tính và vô sinh”, đây là một vấn đề ngày càng được quan tâm do bệnh có thể gặp ở 12% bệnh nhân sẩy thai liên tiếp chưa rõ nguyên nhân và 30% số bệnh nhân thất bại làm tổ nhiều lần, ngoài ra, bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản. TS. BS. Nguyễn Thị Thảo (Thanh Hóa) trình bày “Đông phôi toàn bộ hay không? Quan điể khác nhau giữa các trung tâm trên thế giới và Việt Nam”, nêu ra một số quan điểm và lý do khi bệnh nhân chọn lựa phương án chuyển phôi, từ đó đưa ra mong muốn có thêm nhiều nghiên cứu toàn diện chứng minh chuyển phôi trữ là một lựa chọn tốt hơn chuyển phôi tươi.
Song song đó, phiên III ở hội trường B diễn ra với bốn bài báo xoay quanh các vấn đề được quan tâm trong labo hỗ trợ sinh sản. Với bài “Tư vấn hỗ trợ trong chu trình điều trị thụ tinh trong ống nghiệm bởi các nhà phôi học: nên hay không nên” của CNSH. Đặng Trường Sơn (Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc), tác giả nhấn mạnh đây là một quy trình cần có để nâng cao chất lượng cho trung tâm hỗ trợ sinh sản. CNSH. Hà Thị Diễm Uyên (IVFMD) trình bày “Hiệu quả nuôi cấy phôi giữa hai hệ thống tủ cấy benchtop có hoặc không sử dụng khí trộn: một nghiên cứu chia noãn đoàn hệ hồi cứu”, qua đó kết luận không có sử khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai hệ thống tủ cấy này, sử dụng loại tủ nào là phụ thuộc vào số chu kỳ và quy trình quản lý trong từng labo. Sau đó, ThS. Nguyễn Huyền Minh Thụy (IVFAS) trình bày “Xác định yếu tố động học tiên lượng khả năng làm tổ của phôi”, đưa ra nhận xét rằng với phôi ngày 3, các thông số động học ở giai đoạn 2-4 tế bào sẽ có giá trị trong lựa chọn phôi tiềm năng. Khép lại các bài báo cáo ở hội trường B, CNSH. Võ Thiện Ân trình bày “Chuyển 1 phôi nang: yếu tố nào có giá trị tiên lượng thành công?”, qua đó, nghiên cứu cho thấy chất lượng tế bào lá nuôi (TE: trophectoderm) là yếu tố có giá trị tiên lượng tốt nhất cho kết cục một chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm và phôi nang độ nở 3 trở lên sẽ cho khả năng có thai cao.
Phiên IV được mở màn ấn tượng bởi phần trình bày điểm qua những sự kiện đáng nhớ của các thành tựu và tiến bộ trong hỗ trợ sinh sản trong suốt dòng chảy lịch sử của thế giới từ năm 1978 của TS. BS. Hồ Sỹ Hùng (Trường Đại học Y Hà Nội và Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương). Tiếp đó, CNSH. Phạm Dương Toàn đã chia sẻ “Mô hình dự đoán tỷ lệ thai sinh sống cộng dồn sau 12 tháng ở bệnh nhân điều trị thụ tinh trong ống nghiệm với phác đồ GnRH đối vận” với các yếu tố tiên lượng bao gồm: tuổi vợ, tổng liều FSH, phương pháp trưởng thành noãn, chiến lược chuyển phôi (chuyển phôi tươi hay chỉ chuyển phôi trữ), từ đó cung cấp thông tin để tư vấn bệnh nhân và hỗ trợ đưa ra các quyết định lâm sàng. Khép lại hội nghị là phần trình bày “Optimizing PGS strategies” của Dr. Tobias Sydor (PeikinElmer Diagnostics), với nhận định Karyolite BOBs là phương pháp đánh giá PGS với hiệu quả tương đối cũng như chi phí hợp lý nhất hiện nay có thể áp dụng ở Việt Nam.
Trần Hữu Yến Ngọc – Đặng Huệ Anh
Chương trình khoa học của hội nghị gồm 14 bài báo cáo hội trường và 13 bài báo cáo poster, được các báo cáo viên đầu tư nghiêm túc về chất lượng và nhận được sự quan tâm đón nhận của các đại biểu.
Sau phần khai mạc của GS. Nguyễn Thị Ngọc Phượng (Chủ tịch HOSREM), phiên I bắt đầu với phần trình bày ấn tượng của GS. Human M. Fatemi (IVI-GCC, Abu Dhabi) về đề tài “The impact of different protocols on early progesterone ris in COS”, qua đó, GS. Fatemi nhấn mạnh progesterone ảnh hưởng nhiều đến tỷ lệ làm tổ và tỷ lệ thai diễn tiến. Tiếp theo, TS. Klaus Buhler (Trung tâm Y học sinh sản và Nội tiết phụ khoa Stuttgart, Đức) chia sẻ về “Quan điểm mới và vai trò LH trong kích thích buồng trứng có kiểm soát trên nhóm bệnh nhân tiên lượng kém”. Ông đưa ra một số nhận xét ban đầu: việc kết hợp sớm giữa kích thích buồng trứng nhẹ và bổ sung LH có ích ở nhóm bệnh nhân tiên lượng đáp ứng kém, bổ sung LH giúp giảm FSH từ đó góp phần tăng tỷ lệ thành công của hỗ trợ sinh sản. TS. BS. Vương Thị Ngọc Lan (Bộ môn Phụ Sản, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh) báo cáo “So sánh hiệu quả của corifollitropin alfa với follitropin beta trong kích thích buồng trứng ở bệnh nhân lớn tuổi, với kết luận ban đầu: một mũi tiêm corifollitropin alfa có thể thay thế cho 7 mũi tiêm 300 IU rFSH một cách an toàn và hiệu quả để kích thích buồng trứng cho bệnh nhân lớn tuổi.
Phiên II ở hội trường A bắt đầu với bài báo cáo “Các thách thức khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm trên cơ sở chu kỳ tự nhiên có biến đổi cho phụ nữ có dự trữ buồng trứng cận cạn kiệt. Các bài học kinh nghiệm và chiều hướng giải quyết” của BS. CKII Âu Nhựt Luân (Bộ môn Phụ Sản, Đại học Y Dược Tp. HCM). BS Luân chia sẻ, điều trị hiếm muộn ở phụ nữ có dự trữ buồng trứng cận cạn kiệt phải được cân nhắc kỹ lưỡng, giải pháp được lựa chọn tùy thuộc vào toàn cảnh của trục hạ đồi - tuyến yên - buồng trứng, trong đó nghiên cứu Mod mà Luân và cộng sự đã tiến hành giúp giảm thiểu số trường hợp phải xin noãn – là một giải pháp có tính chấp nhận cao cho nhóm bệnh nhân có dự trữ buồng trứng cận cạn kiệt – nhưng cần tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chí và điều kiện nêu ra. Tiếp theo đó, BS. Lê Long Hồ (Bệnh viện Mỹ Đức) trình bày “Kết quả thụ tinh trong ống nghiệm ở nhóm bệnh nhân tiên lượng thấp theo phân loại Poseidon” và BS. Hồ Ngọc Anh Vũ báo cáo đề tài “Đặc điểm nội tiết pha hoàng thể sớm của các chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được khởi động trưởng thành noãn bằng hCG”. Cuối phiên II là đề tài “Nhận xét về trọng lượng trẻ khi sinh ra sau FET tại Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương” của PGS. TS. Lê Hoàng (Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương), với kết luận ban đầu là trọng lượng trẻ sinh ra sau FET nằm trong giới hạn bình thường của trọng lượng trẻ sinh ra tại Việt Nam.
Song song đó, phiên II ở hội trường B diễn ra với bốn bài báo xoay quanh các vấn đề được quan tâm và những công nghệ mới trong lĩnh vực di truyền và nam khoa liên quan đến hỗ trợ sinh sản: Một số kết quả ban đầu chẩn đoán bệnh di truyền trước chuyển phôi tại Học viện Quân Y (GS. TS. Nguyễn Đình Tảo – Trung tâm Công nghệ Phôi, Học viện Quân Y), Xét nghiệm phôi tiền làm tổ alpha thalassemia thể nặng HbBart tại Việt Nam (BS. CKI Nguyễn Vạn Thông – Bệnh viện Hùng Vương), Đánh giá tỷ lệ lệch bội nhiễm sắc thể của phôi ngày 5 ở bệnh nhân nữ trên 35 tuổi thụ tinh trong ống nghiệm bằng công nghệ Karyolite BOBs (ThS. Mã Phạm Quế Mai – Khoa Xét nghiệm, Bệnh viện Tân Sơn Nhất), Micro TESE trên bệnh nhân vô tinh không tắc (NOA): huyền thoại và thực tế trong điều kiện Việt Nam (ThS. BS. Lê Đăng Khoa – Bệnh viện Mỹ Đức). Qua đó, ThS. Quế Mai chia sẻ khi tuổi mẹ trên 35 thì tỷ lệ phôi có hiện tượng lệch bội nhiễm sắc thể chiếm hơn 50% số phôi, ThS. BS. Khoa nhận xét rằng micro-TESE có thể xem là cứu cánh cho bệnh nhân vô tinh không tắc đã thất bại TESE cổ điển trước đó.
Sau tiệc trưa ấm cúng trong tiết trời man mát của Đà Lạt, đại biểu quay lại phiên III ở hội trường A để lắng nghe bài báo cáo “Thai sinh hóa trong hỗ trợ sinh sản” của TS. BS. Nguyễn Xuân Hợi (Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương). TS. Hợi nhấn mạnh cần theo dõi nồng độ beta-hCG để khẳng định là thai sinh hóa và loại trừ thai ngoài tử cung, ngưỡng cắt của beta hCG tiên lượng. Tiếp theo là TS. BS. Lê Minh Tâm (Bệnh viện Đại học Y Dược Huế) trình bày về “Rối loạn nội tiết và chuyển hóa ở bệnh nhân vô sinh có hội chứng buồng trứng đa nang miền Trung Việt Nam”, với kết luận: cần có chiến lược sàng lọc, phát hiện sớm và can thiệp phù hợp để dự phòng các biến chứng toàn thân liên quan đến rối loạn chuyển hóa. ThS. BS. Giang Huỳnh Như (Bệnh viện Mỹ Đức) báo cáo về “Viêm nội mạc tử cung mạn tính và vô sinh”, đây là một vấn đề ngày càng được quan tâm do bệnh có thể gặp ở 12% bệnh nhân sẩy thai liên tiếp chưa rõ nguyên nhân và 30% số bệnh nhân thất bại làm tổ nhiều lần, ngoài ra, bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản. TS. BS. Nguyễn Thị Thảo (Thanh Hóa) trình bày “Đông phôi toàn bộ hay không? Quan điể khác nhau giữa các trung tâm trên thế giới và Việt Nam”, nêu ra một số quan điểm và lý do khi bệnh nhân chọn lựa phương án chuyển phôi, từ đó đưa ra mong muốn có thêm nhiều nghiên cứu toàn diện chứng minh chuyển phôi trữ là một lựa chọn tốt hơn chuyển phôi tươi.
Song song đó, phiên III ở hội trường B diễn ra với bốn bài báo xoay quanh các vấn đề được quan tâm trong labo hỗ trợ sinh sản. Với bài “Tư vấn hỗ trợ trong chu trình điều trị thụ tinh trong ống nghiệm bởi các nhà phôi học: nên hay không nên” của CNSH. Đặng Trường Sơn (Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc), tác giả nhấn mạnh đây là một quy trình cần có để nâng cao chất lượng cho trung tâm hỗ trợ sinh sản. CNSH. Hà Thị Diễm Uyên (IVFMD) trình bày “Hiệu quả nuôi cấy phôi giữa hai hệ thống tủ cấy benchtop có hoặc không sử dụng khí trộn: một nghiên cứu chia noãn đoàn hệ hồi cứu”, qua đó kết luận không có sử khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai hệ thống tủ cấy này, sử dụng loại tủ nào là phụ thuộc vào số chu kỳ và quy trình quản lý trong từng labo. Sau đó, ThS. Nguyễn Huyền Minh Thụy (IVFAS) trình bày “Xác định yếu tố động học tiên lượng khả năng làm tổ của phôi”, đưa ra nhận xét rằng với phôi ngày 3, các thông số động học ở giai đoạn 2-4 tế bào sẽ có giá trị trong lựa chọn phôi tiềm năng. Khép lại các bài báo cáo ở hội trường B, CNSH. Võ Thiện Ân trình bày “Chuyển 1 phôi nang: yếu tố nào có giá trị tiên lượng thành công?”, qua đó, nghiên cứu cho thấy chất lượng tế bào lá nuôi (TE: trophectoderm) là yếu tố có giá trị tiên lượng tốt nhất cho kết cục một chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm và phôi nang độ nở 3 trở lên sẽ cho khả năng có thai cao.
Phiên IV được mở màn ấn tượng bởi phần trình bày điểm qua những sự kiện đáng nhớ của các thành tựu và tiến bộ trong hỗ trợ sinh sản trong suốt dòng chảy lịch sử của thế giới từ năm 1978 của TS. BS. Hồ Sỹ Hùng (Trường Đại học Y Hà Nội và Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương). Tiếp đó, CNSH. Phạm Dương Toàn đã chia sẻ “Mô hình dự đoán tỷ lệ thai sinh sống cộng dồn sau 12 tháng ở bệnh nhân điều trị thụ tinh trong ống nghiệm với phác đồ GnRH đối vận” với các yếu tố tiên lượng bao gồm: tuổi vợ, tổng liều FSH, phương pháp trưởng thành noãn, chiến lược chuyển phôi (chuyển phôi tươi hay chỉ chuyển phôi trữ), từ đó cung cấp thông tin để tư vấn bệnh nhân và hỗ trợ đưa ra các quyết định lâm sàng. Khép lại hội nghị là phần trình bày “Optimizing PGS strategies” của Dr. Tobias Sydor (PeikinElmer Diagnostics), với nhận định Karyolite BOBs là phương pháp đánh giá PGS với hiệu quả tương đối cũng như chi phí hợp lý nhất hiện nay có thể áp dụng ở Việt Nam.
Trần Hữu Yến Ngọc – Đặng Huệ Anh
Các tin khác cùng chuyên mục:
Hội nghị Đồng bằng sông Cửu Long lần VII - Ngày đăng: 01-08-2017
Khóa bơm tinh trùng vào buồng tử cung lần X - Ngày đăng: 19-06-2017
Ứng dụng quản lý tinh gọn trong bệnh viện (Lean for Hospital) - Ngày đăng: 16-06-2017
Khóa tập huấn Nội tiết sinh sản lâm sàng cơ bản lần II - Ngày đăng: 16-06-2017
Hội thảo Quản lý u xơ tử cung: Từ hiện tại đến tương lai - Ngày đăng: 06-05-2017
Hội thảo thực hành SGART lần thứ X “trữ lạnh noãn: kỹ thuật và ứng dụng” - Ngày đăng: 24-04-2017
Khóa tập huấn Kiến thức cơ bản trong Hỗ trợ sinh sản lần IX - Ngày đăng: 24-04-2017
Hội thảo “Cải thiện tỉ lệ sinh sống trong điều trị IVF” (Improve Live Birth Rate In Ivf Treatment) - Ngày đăng: 29-03-2017
Khóa tập huấn hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) - Ngày đăng: 13-03-2017
Hội nghị mãn kinh toàn quốc – Vũng Tàu 2016 - Ngày đăng: 16-12-2016
Danh sách các đề tài đoạt giải "Thành tựu 2016" - Ngày đăng: 13-12-2016
Tin hội nghị khoa học thường niên HOSREM lần thứ XII - Ngày đăng: 28-11-2016
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK