Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Thursday 30-10-2014 2:44pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin cộng đồng
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy người mẹ bị thiếu dinh dưỡng trong quá trình mang thai sẽ để lại những hậu quả rõ ràng trên đứa trẻ khi chào đời, gia tăng tỷ lệ con chết non, dị dạng, suy dinh dưỡng.
so-sinh-2548-1414129502.jpg

Tâm trạng và dinh dưỡng của mẹ trong quá trình mang thai ảnh hưởng rất nhiều đến đứa con. Ảnh minh họa: News.

Điển hình vào năm 1944 trong những ngày đen tối nhất của chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội Đức phong tỏa phía Tây của Hà Lan, chặn hết các nguồn lương thực, thực phẩm. Cuộc vây hãm diễn ra trong mùa đông buốt giá. Thực phẩm nhanh chóng khan hiếm, nhiều người Hà Lan chỉ tiêu thụ 500 calo cho một ngày, chỉ bằng 1/4 so với trước chiến tranh. Vài tháng sau, lương thực dự trữ cạn kiệt hoàn toàn, nạn đói bao trùm khắp nơi. Mãi năm 1945 cuộc vây hãm mới kết thúc.

Mùa đông đói kém ấy đã cướp đi sinh mạng khoảng 10.000 dân, hàng nghìn người khác lâm cảnh bệnh tật triền miên. Không những thế, 40.000 bào thai trong bụng mẹ vào thời điểm đó cũng bị ảnh hưởng, tỷ lệ thai chết non, dị dạng, suy dinh dưỡng và trẻ sinh ra chết yểu cao.

Khảo sát sau đó vài thập niên ghi nhận đa phần những trường hợp trẻ ở trong bụng mẹ thời kỳ vây hãm khi sinh ra có khuynh hướng mắc bệnh béo phì, tiểu đường và các bệnh liên quan đến tim mạch khi về già nhiều hơn những trẻ khác.

Các nhà nghiên cứu lý giải rằng vào thời điểm thực phẩm khan hiếm, thức ăn từ cơ thể mẹ chuyển vào ít đi nên các bào thai phải ưu tiên đưa nguồn dinh dưỡng đến nuôi bộ phận thiết yếu nhất trong cơ thể là não, dành ít dưỡng chất hơn cho những bộ phận khác như tim, gan. Phản xạ này sẽ giúp bào thai duy trì sự sống trong thời gian ngắn, hệ quả là về sau những bộ phận bị thiếu dinh dưỡng dễ tổn thương và mắc bệnh hơn.

Trái lại, một số trường hợp cá biệt đứa trẻ sinh ra trong hoàn cảnh cùng cực lại bị béo phì. Theo lý giải, t khi còn là bào thai, trẻ luôn học cách thích nghi để điều chỉnh chức năng sinh lý một cách phù hợp. Chúng điều chỉnh quá trình trao đổi chất và quá trình sinh lý sao cho phù hợp với môi trường mình sẽ sinh ra. Cơ sở thông tin cho các bào thai là dựa vào những gì mẹ chúng ăn, đó được xem như một câu chuyện kể về sự sung túc đủ đầy hoặc thiếu thốn, nghèo khổ. 

Một số đứa trẻ của Hà Lan được hoài thai trong "mùa đông đói" đã gặp phải vấn đề này. Bào thai nhận được thông tin về một thế giới khan hiếm thực phẩm bên ngoài bụng mẹ nhưng cuối cùng chúng lại được sinh ra trong một gia cảnh đầy đủ, sung túc. Những cơ thể trước đây phải chắt chiu từng calo đến khi sinh ra lại được cung cấp một nguồn calo dồi dào, thế giới mà chúng nhận thức khi còn trong bụng mẹ hóa ra lại không giống với thực tế. Khi đó, những cơ chế hấp thu mà trẻ đã định hình sẵn vô tình làm cho chúng dễ trở nên béo phì, từ đó dẫn đến bệnh tiểu đường và tim mạch

Một số nghiên cứu còn cho thấy những tổn thương tâm lý của người mẹ trong quá trình mang thai cũng ảnh hưởng nhiều đến đứa trẻ. Trong vụ khủng bố ngày 11/9/2001 ở Mỹ, hàng nghìn người đã chứng kiến cảnh hỗn loạn tang thương khi khu Trung tâm thương mại thế giới sụp đổ. Trong số đó có khoảng 1.700 phụ nữ đang mang thai. Cảnh máy bay đâm thẳng vào hai tòa tháp, sự hỗn loạn tràn ngập khắp nơi, những đám mây cuộn tròn bụi và xà bần, nỗi sợ hãi về cái chết khiến h ám ảnh triền miên.

Một năm sau sau thảm họa, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra nhóm phụ nữ mang thai từng chứng kiến cuộc tấn công trên. Kết quả cho thấy con của các phụ nữ này có các dấu hiệu của chứng rối loạn hậu chấn thương tâm lý, gọi tắt là PTSD. Các nhà khoa học lý giải: Người mẹ b chứng rối loạn hậu chấn thương tâm lý sẽ chuyển tiếp tình trạng dễ tổn thương của mình vào đứa con trong bụng, đặc biệt ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ.

Chứng rối loạn hậu chấn thương tâm lý là một phản ứng sai lệch của cơ thể nhằm chống lại căng thẳng, khiến cho nạn nhân phải chịu đựng vô vàn đau đớn tinh thần một cách không cần thiết. Trong khi một số nhà nghiên cứu khác lại nhìn về PTSD dưới góc độ tích cực hơn: Hiện tượng mà chúng ta xem như một bệnh lý đôi khi lại là một sự thích nghi hữu dụng trong một vài trường hợp. Nhất là trong một môi trường nguy hiểm, những biểu hiện đặc trưng của PTSD (sự chú ý thái quá đến môi trường xung quanh, khả năng phản ứng nhanh đối với nguy hiểm) có thể cứu được bản thân người đó. 

Những phát hiện trên không nhằm đổ lỗi cho người mẹ về những gì xảy ra trong quá trình mang thai, mà chỉ nhằm mục đích tìm ra cách tốt nhất để cải thiện sức khỏe và thể trạng cho thế hệ tiếp theo. Điều quan trọng là nhận thức tầm quan trọng của việc quan tâm đến thai nhi suốt 9 tháng ở trong bụng mẹ, chứ không phải đợi đến khi đứa trẻ ra đời mới chăm sóc và giáo dục chúng.

Nguồn: VnExpress

Các tin khác cùng chuyên mục:
Xoa dịu chứng khó tiêu khi mang thai - Ngày đăng: 22-10-2014
Đạp xe có gây vô sinh? - Ngày đăng: 07-10-2014
Điều cần biết sau khi sảy thai - Ngày đăng: 03-10-2014
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK