Tin tức
on Monday 11-07-2022 8:16am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Tăng Lê Thái Ngọc – IVFMD Tân Bình
Một trong những cuộc cách mạng chính trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản là sự ra đời của kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI) vào năm 1992. Ngay sau đó, kỹ thuật này đã được sử dụng kết hợp với các phương pháp thu nhận tinh trùng từ tinh hòan (TESE) cho các trường hợp bệnh nhân nam mắc chứng vô tinh. Cũng nhờ sự kết hợp này mà những bệnh nhân nam có tinh trùng số lượng thấp và chất lượng kém trước đây khó có thể thực hiện thụ tinh bằng phương pháp IVF truyền thống thì nay cũng đã được sử dụng để thụ tinh cho noãn. Trong thập kỷ qua, việc sử dụng ICSI đã tăng từ 36,4% vào năm 1995 lên đến hơn 76% năm 2012. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cũng đã điều tra những rủi ro sức khỏe lâu dài của trẻ sinh ra từ ICSI và không cho thấy mối liên hệ nào với những bất thường bẩm sinh lớn. Tuy nhiên, các nghiên cứu dịch tễ học lớn hơn lại cho thấy có mối liên hệ giữa ICSI với nguy cơ trẻ nhẹ cân, sinh non và dị tật bẩm sinh nhẹ. Ngay cả khi những rủi ro sức khỏe này là có thật, hiện nay vẫn chưa xác định được các rủi ro này là do các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được sử dụng trong việc thu nhận tinh trùng, kích thích buồng trứng, phương pháp thụ thai, điều kiện phòng thí nghiệm hay là do các yếu tố cơ bản từ cha mẹ hoặc do việc bỏ qua vai trò của quá trình chọn lọc tự nhiên.
Mặc dù hầu hết DNA trong cơ thể sẽ được di truyền mà không có bất kỳ thay đổi nào, nhưng những sai khác trong quá trình sao chép DNA có thể dẫn đến đột biến de novo (de novo mutations – DNM) phát sinh trong dòng mầm của mỗi trẻ mới sinh. Trung bình, bộ gen người chứa 44 đến 89 biến thể de novo. Mặc dù những con số này tương đối nhỏ so với hàng triệu biến thể di truyền được thừa hưởng có trong bộ gen, nhưng rõ ràng DNM vẫn là một trong những nguyên nhân chính gây ra những căn bệnh khởi phát sớm nghiêm trọng mà điển hình như khuyết tật trí tuệ. Một yếu tố nguy cơ đối với sự gia tăng DNM ở con cái là tuổi của bố mẹ tại thời điểm có thai, đặc biệt là tuổi của người bố. Ước tính có khoảng 1,35 đến 1,5 DNM được thêm vào đời con sau mỗi năm tuổi của bố, trong khi, số lượng DNM tăng sau mỗi năm theo tuổi mẹ chỉ khoảng 0,24 đến 0,42 DNM. Cho đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu quy mô lớn nào đánh giá được tác động của hỗ trợ sinh sản lên số lượng DNM ở thế hệ con. Tuy nhiên, đã có nghiên cứu đề cập rằng việc ứng dụng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản làm tăng 4,25 DNM trung bình trên mỗi bộ gen so với thụ thai tự nhiên. Một nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng những đứa trẻ sinh ra nhờ ART mang nhiều DNM trong bộ gen của chúng hơn những đứa trẻ được thụ thai tự nhiên. Vì vậy nghiên cứu này đã được thực hiện để làm rõ về vấn đề trên và xem xét liệu những đứa trẻ được sinh ra từ ICSI-TESE có khả năng mang số lượng DNM trong bộ gen nhiều hơn những đứa trẻ được sinh ra bằng thụ thai tự nhiên hay không. Ngoài ra, để xác định xem liệu tác động tiềm ẩn của tuổi bố mẹ khi thụ thai có thực sự tồn tại hay không, nhóm tác giả đã thiết kế nghiên cứu với cỡ mẫu bao gồm cả trẻ em được sinh ra bởi những ông bố trẻ (<35 tuổi vào thời điểm thụ thai) và những trẻ được sinh ra bởi những ông bố lớn tuổi hơn (> 45 tuổi tại thời điểm thụ thai).
Phương pháp
Nghiên cứu thử nghiệm quan sát này được thực hiện từ tháng 01/2015 đến 03/2019 tại Trung tâm Y tế Đại học Radboud. Có tổng cộng 53 trẻ em và bố mẹ tương ứng của chúng, tạo thành 49 bộ ba (bố, mẹ và con) và hai bộ tứ (bố, mẹ và hai anh chị em). Một nhóm trẻ em được sinh ra sau khi thụ thai tự nhiên (n=18); nhóm trẻ thứ hai sinh sau IVF (n=17) và nhóm trẻ thứ ba sinh sau ICSI kết hợp với lấy tinh trùng từ tinh hoàn (ICSI-TESE) (n=18). Trong nghiên cứu thử nghiệm này, chúng tôi cũng chia nhỏ từng nhóm theo độ tuổi của người cha, dẫn đến một phân nhóm trẻ được sinh ra từ những người bố trẻ hơn (<35 tuổi khi thụ thai) và những ông bố lớn tuổi hơn (> 45 tuổi khi thụ thai). Sau đó, kỹ thuật giải trình tự toàn bộ bộ gen (WGS) được thực hiện trên tất cả các bộ ba con của các cặp bố mẹ để xác định DNM. Đối với 34 trong số 53 bộ ba/bộ tứ, WGS đã được thực hiện hai lần để phát hiện và xác nhận sự hiện diện độc lập của các DNM. Việc xác định DNM dựa trên WGS được đánh giá độc lập bằng phương pháp giải trình tự Sanger.
Kết quả
Không có sự khác biệt đáng kể nào về số DNM trên mỗi đứa trẻ đối với các phương pháp thụ thai khác nhau. Số lượng DNM được phát hiện cũng không phụ thuộc vào tuổi của cha mẹ khi thụ thai (ANOVA đa nhân tố, f(2)=0,17, P=0,85). Tác động rõ ràng của tuổi bố đã được quan sát thấy sau khi điều chỉnh phương pháp thụ thai và tuổi mẹ khi thụ thai (mô hình hồi quy bội, t = 5.636, P = 8.97 x107), với trung bình 71 DNM trong bộ gen của trẻ sinh ra từ những ông bố trẻ (<35 tuổi) và trung bình 94 DNM trong bộ gen của trẻ sinh ra từ những ông bố lớn tuổi (> 45 tuổi).
Kết luận
Tóm lại, thử nghiệm nghiên cứu của nhóm tác giả đã chỉ ra hỗ trợ sinh sản không làm ảnh hưởng đến số lượng DNM được tìm thấy trong thế hệ con. Tuy nhiên, kết quả được báo cáo trong nghiên cứu thử nghiệm này với các nghiên cứu quy mô nhỏ khác gần đây là trái ngược nhau. Với những giả thuyết liên quan đến DNM và các nguy cơ mắc bệnh, kết quả nghiên cứu này nếu được nhân rộng trong một nhóm đoàn hệ lớn hơn có thể là tin tốt cho những đứa trẻ sinh ra bằng IVF và ICSI-TESE,. Điều này cho thấy những nghiên cứu tiếp theo cần được tiếp tục thực hiện để làm rõ các ảnh hưởng không mong muốn của hỗ trợ sinh sản đến thế hệ sau, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay có rất nhiều cặp vợ chồng đang được tư vấn về các kỹ thuật này để khắc phục các vấn đề về khả năng sinh sản của họ.
Nguồn: Smits, R. M., Xavier, M. J., Oud, M. S. và cộng sự. De novo mutations in children born after medical assisted reproduction. Human Reproduction. 2022. 37(6), 1360-1369.
Một trong những cuộc cách mạng chính trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản là sự ra đời của kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI) vào năm 1992. Ngay sau đó, kỹ thuật này đã được sử dụng kết hợp với các phương pháp thu nhận tinh trùng từ tinh hòan (TESE) cho các trường hợp bệnh nhân nam mắc chứng vô tinh. Cũng nhờ sự kết hợp này mà những bệnh nhân nam có tinh trùng số lượng thấp và chất lượng kém trước đây khó có thể thực hiện thụ tinh bằng phương pháp IVF truyền thống thì nay cũng đã được sử dụng để thụ tinh cho noãn. Trong thập kỷ qua, việc sử dụng ICSI đã tăng từ 36,4% vào năm 1995 lên đến hơn 76% năm 2012. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cũng đã điều tra những rủi ro sức khỏe lâu dài của trẻ sinh ra từ ICSI và không cho thấy mối liên hệ nào với những bất thường bẩm sinh lớn. Tuy nhiên, các nghiên cứu dịch tễ học lớn hơn lại cho thấy có mối liên hệ giữa ICSI với nguy cơ trẻ nhẹ cân, sinh non và dị tật bẩm sinh nhẹ. Ngay cả khi những rủi ro sức khỏe này là có thật, hiện nay vẫn chưa xác định được các rủi ro này là do các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được sử dụng trong việc thu nhận tinh trùng, kích thích buồng trứng, phương pháp thụ thai, điều kiện phòng thí nghiệm hay là do các yếu tố cơ bản từ cha mẹ hoặc do việc bỏ qua vai trò của quá trình chọn lọc tự nhiên.
Mặc dù hầu hết DNA trong cơ thể sẽ được di truyền mà không có bất kỳ thay đổi nào, nhưng những sai khác trong quá trình sao chép DNA có thể dẫn đến đột biến de novo (de novo mutations – DNM) phát sinh trong dòng mầm của mỗi trẻ mới sinh. Trung bình, bộ gen người chứa 44 đến 89 biến thể de novo. Mặc dù những con số này tương đối nhỏ so với hàng triệu biến thể di truyền được thừa hưởng có trong bộ gen, nhưng rõ ràng DNM vẫn là một trong những nguyên nhân chính gây ra những căn bệnh khởi phát sớm nghiêm trọng mà điển hình như khuyết tật trí tuệ. Một yếu tố nguy cơ đối với sự gia tăng DNM ở con cái là tuổi của bố mẹ tại thời điểm có thai, đặc biệt là tuổi của người bố. Ước tính có khoảng 1,35 đến 1,5 DNM được thêm vào đời con sau mỗi năm tuổi của bố, trong khi, số lượng DNM tăng sau mỗi năm theo tuổi mẹ chỉ khoảng 0,24 đến 0,42 DNM. Cho đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu quy mô lớn nào đánh giá được tác động của hỗ trợ sinh sản lên số lượng DNM ở thế hệ con. Tuy nhiên, đã có nghiên cứu đề cập rằng việc ứng dụng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản làm tăng 4,25 DNM trung bình trên mỗi bộ gen so với thụ thai tự nhiên. Một nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng những đứa trẻ sinh ra nhờ ART mang nhiều DNM trong bộ gen của chúng hơn những đứa trẻ được thụ thai tự nhiên. Vì vậy nghiên cứu này đã được thực hiện để làm rõ về vấn đề trên và xem xét liệu những đứa trẻ được sinh ra từ ICSI-TESE có khả năng mang số lượng DNM trong bộ gen nhiều hơn những đứa trẻ được sinh ra bằng thụ thai tự nhiên hay không. Ngoài ra, để xác định xem liệu tác động tiềm ẩn của tuổi bố mẹ khi thụ thai có thực sự tồn tại hay không, nhóm tác giả đã thiết kế nghiên cứu với cỡ mẫu bao gồm cả trẻ em được sinh ra bởi những ông bố trẻ (<35 tuổi vào thời điểm thụ thai) và những trẻ được sinh ra bởi những ông bố lớn tuổi hơn (> 45 tuổi tại thời điểm thụ thai).
Phương pháp
Nghiên cứu thử nghiệm quan sát này được thực hiện từ tháng 01/2015 đến 03/2019 tại Trung tâm Y tế Đại học Radboud. Có tổng cộng 53 trẻ em và bố mẹ tương ứng của chúng, tạo thành 49 bộ ba (bố, mẹ và con) và hai bộ tứ (bố, mẹ và hai anh chị em). Một nhóm trẻ em được sinh ra sau khi thụ thai tự nhiên (n=18); nhóm trẻ thứ hai sinh sau IVF (n=17) và nhóm trẻ thứ ba sinh sau ICSI kết hợp với lấy tinh trùng từ tinh hoàn (ICSI-TESE) (n=18). Trong nghiên cứu thử nghiệm này, chúng tôi cũng chia nhỏ từng nhóm theo độ tuổi của người cha, dẫn đến một phân nhóm trẻ được sinh ra từ những người bố trẻ hơn (<35 tuổi khi thụ thai) và những ông bố lớn tuổi hơn (> 45 tuổi khi thụ thai). Sau đó, kỹ thuật giải trình tự toàn bộ bộ gen (WGS) được thực hiện trên tất cả các bộ ba con của các cặp bố mẹ để xác định DNM. Đối với 34 trong số 53 bộ ba/bộ tứ, WGS đã được thực hiện hai lần để phát hiện và xác nhận sự hiện diện độc lập của các DNM. Việc xác định DNM dựa trên WGS được đánh giá độc lập bằng phương pháp giải trình tự Sanger.
Kết quả
Không có sự khác biệt đáng kể nào về số DNM trên mỗi đứa trẻ đối với các phương pháp thụ thai khác nhau. Số lượng DNM được phát hiện cũng không phụ thuộc vào tuổi của cha mẹ khi thụ thai (ANOVA đa nhân tố, f(2)=0,17, P=0,85). Tác động rõ ràng của tuổi bố đã được quan sát thấy sau khi điều chỉnh phương pháp thụ thai và tuổi mẹ khi thụ thai (mô hình hồi quy bội, t = 5.636, P = 8.97 x107), với trung bình 71 DNM trong bộ gen của trẻ sinh ra từ những ông bố trẻ (<35 tuổi) và trung bình 94 DNM trong bộ gen của trẻ sinh ra từ những ông bố lớn tuổi (> 45 tuổi).
Kết luận
Tóm lại, thử nghiệm nghiên cứu của nhóm tác giả đã chỉ ra hỗ trợ sinh sản không làm ảnh hưởng đến số lượng DNM được tìm thấy trong thế hệ con. Tuy nhiên, kết quả được báo cáo trong nghiên cứu thử nghiệm này với các nghiên cứu quy mô nhỏ khác gần đây là trái ngược nhau. Với những giả thuyết liên quan đến DNM và các nguy cơ mắc bệnh, kết quả nghiên cứu này nếu được nhân rộng trong một nhóm đoàn hệ lớn hơn có thể là tin tốt cho những đứa trẻ sinh ra bằng IVF và ICSI-TESE,. Điều này cho thấy những nghiên cứu tiếp theo cần được tiếp tục thực hiện để làm rõ các ảnh hưởng không mong muốn của hỗ trợ sinh sản đến thế hệ sau, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay có rất nhiều cặp vợ chồng đang được tư vấn về các kỹ thuật này để khắc phục các vấn đề về khả năng sinh sản của họ.
Nguồn: Smits, R. M., Xavier, M. J., Oud, M. S. và cộng sự. De novo mutations in children born after medical assisted reproduction. Human Reproduction. 2022. 37(6), 1360-1369.
Các tin khác cùng chuyên mục:
So sánh hiệu quả của các phương pháp chuẩn bị tinh trùng cho IUI đối với tỉ lệ mang thai và tỉ lệ trẻ sinh sống - Ngày đăng: 11-07-2022
Noãn có tập hợp lưới nội chất trơn không liên quan đến suy giảm kết quả sinh sản: Một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu bắt cặp - Ngày đăng: 11-07-2022
Ảnh hưởng của các ánh sáng khả kiến có bước sóng khác nhau đến sự phát triển của phôi chuột - Ngày đăng: 11-07-2022
Ứng dụng Ionophore để hoạt hóa noãn và tiềm năng ảnh hưởng của nó lên động học hình thái: Một nghiên cứu chia noãn - Ngày đăng: 05-07-2022
Thất bại làm tổ liên tiếp và hiệu quả của các liệu pháp can thiệp: Một phân tích tổng hợp và tổng quan hệ thống - Ngày đăng: 05-07-2022
Ảnh hưởng của hàm lượng chì, cadmium, đồng và kẽm đối với chức năng sinh sản của nam giới - Ngày đăng: 05-07-2022
So sánh phương pháp kích hoạt trưởng thành noãn bằng kích hoạt kép (GnRHa và hCG) và hCG đơn thuần trong chu kỳ kích thích buồng trứng - Ngày đăng: 05-07-2022
Kết cục IVF sau chuyển liên tiếp phôi phân chia và phôi nang: một tổng quan hệ thống - Ngày đăng: 05-07-2022
Hiệu quả của hormone FSH trong điều trị các trường hợp thiểu tinh nặng không rõ nguyên nhân ở nam giới: Một nghiên cứu hồi cứu - Ngày đăng: 03-07-2022
Lựa chọn tinh trùng bằng microfluidic trên nhóm bệnh nhân có tỷ lệ phân mảnh DNA tinh trùng cao có cải thiện tỷ lệ nguyên bội của phôi nang? - Ngày đăng: 02-07-2022
Hướng tiếp cận di truyền trong vô sinh nam - Ngày đăng: 02-07-2022
HOẠT ĐỘNG
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, Chủ Nhật ngày 12 . 01 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK