Tin tức
on Friday 02-07-2021 4:17pm
Danh mục: Tin quốc tế
ThS. Trần Hà Lan Thanh_IVFMD Phú Nhuận
Mặc dù chiến lược chuyển đơn phôi (SET) được áp dụng để hạn chế đa thai nhưng vẫn xảy ra hiện tượng song sinh cùng hợp tử (với tỉ lệ 1,96%) (Hviid et al., 2018). Giảm thiểu song sinh cùng hợp tử (MZT) sau điều trị thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) là rất quan trọng, vì chúng gây ra những rủi ro sản khoa đáng kể (Hviid et al., 2018). Các yếu tố nguy cơ như tuổi mẹ trẻ, chất lượng ICM và TE có thể tiên lượng song thai (Franasiak et al., 2015; Otsuki et al., 2016; Hviid et al., 2018).
Nghiên cứu này được thực hiện để xác định các yếu tố nguy cơ từ đặc điểm nền bệnh nhân hoặc phôi ghi nhận từ time – lapse liên quan đến MZT sau khi chuyển đơn phôi nang.
Một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu bao gồm những bệnh nhân được điều trị TTTON (n = 6501) từ năm 2010 đến năm 2019 tại 2 trung tâm TTTON ở Đan Mạch. Kết quả điều trị là 2239 trường hợp mang thai sau khi chuyển phôi đơn (SET) và trong số đó có 43 ca (1,92%) là MZT. Hơn nữa, một phân tích động học hình thái phôi trong hệ thống time – lapse được mù đôi thực hiện bởi hai chuyên viên phôi học độc lập trên tổng số 85 phôi, trong đó 22 phôi dẫn đến kết quả MZT (15 phôi tươi, 7 phôi trữ) và 63 phôi cho kết quả trẻ sinh đơn (42 phôi tươi, 21 phôi trữ). Các dữ liệu phân tích đặc điểm phôi là: các thời gian phân chia tế bào, kích thước ICM, số lượng vòng tế bào chất (strings- là các sợi dây nối giữa ICM với TE), ICM đôi, góc ICM thoát màng (góc giữa vị trí gần ICM nhất với vị trí thoát màng tự nhiên), số lần phôi tự co sụp và điểm số chất lượng hình thái theo
chuẩn Garder.
Kết quả:
Tỷ lệ song sinh cùng hợp tử là 1,92%. Không có sự khác biệt đáng kể của các yếu tố như tuổi mẹ, phương pháp thụ tinh là ICSI hay IVF cổ điển, chỉ định điều trị, BMI bố và mẹ, chất lượng phôi nang giữa MZT và sinh đơn.
Trong phân tích mù đôi, thì chất lượng ICM loại A có liên quan đến việc tăng nguy cơ MZT hơn so với ICM loại B (OR =8,58; CI 95%: 1,50 – 164,02; n = 15; P = 0,04) sau khi chuyển đơn phôi nang tươi, trong khi không có sự khác biệt trong nhóm SET phôi trữ (OR = 0,65; CI 95%: 0,08 - 3,86; n = 7; p = 0,53). Còn thông số khoảng thời gian đồng bộ của chu kỳ tế bào thứ 3 (s3= t8-t5) được phát hiện là ngắn hơn đáng kể ở phôi cho kết quả MZT so với phôi cho kết quả trẻ sinh đơn sau khi SET phôi nang tươi (n=15, p = 0,006), ở nhóm chuyển phôi trữ không tìm thấy sự khác biệt. Không có thông số động học hình thái nào khác được tìm thấy là đặc trưng của phôi cho kết quả MZT.
Đây là nghiên cứu time lapse mù đôi đầu tiên để xác định các thông số động học hình thái phôi dẫn đến song sinh cùng hợp tử sau SET phôi nang tươi. Chất lượng ICM loại A và khoảng thời gian đồng bộ của chu kỳ tế bào thứ 3 (s3) có thể phản ánh cho kết quả song sinh cùng hợp tử.
Nguồn: Monochorionic twins after single blastocyst transfer: retrospective cohort and blinded time lapse annotation analysis, RBMO, 2021, doi:10.1016/j. rbmo.2021.04.001
Mặc dù chiến lược chuyển đơn phôi (SET) được áp dụng để hạn chế đa thai nhưng vẫn xảy ra hiện tượng song sinh cùng hợp tử (với tỉ lệ 1,96%) (Hviid et al., 2018). Giảm thiểu song sinh cùng hợp tử (MZT) sau điều trị thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) là rất quan trọng, vì chúng gây ra những rủi ro sản khoa đáng kể (Hviid et al., 2018). Các yếu tố nguy cơ như tuổi mẹ trẻ, chất lượng ICM và TE có thể tiên lượng song thai (Franasiak et al., 2015; Otsuki et al., 2016; Hviid et al., 2018).
Nghiên cứu này được thực hiện để xác định các yếu tố nguy cơ từ đặc điểm nền bệnh nhân hoặc phôi ghi nhận từ time – lapse liên quan đến MZT sau khi chuyển đơn phôi nang.
Một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu bao gồm những bệnh nhân được điều trị TTTON (n = 6501) từ năm 2010 đến năm 2019 tại 2 trung tâm TTTON ở Đan Mạch. Kết quả điều trị là 2239 trường hợp mang thai sau khi chuyển phôi đơn (SET) và trong số đó có 43 ca (1,92%) là MZT. Hơn nữa, một phân tích động học hình thái phôi trong hệ thống time – lapse được mù đôi thực hiện bởi hai chuyên viên phôi học độc lập trên tổng số 85 phôi, trong đó 22 phôi dẫn đến kết quả MZT (15 phôi tươi, 7 phôi trữ) và 63 phôi cho kết quả trẻ sinh đơn (42 phôi tươi, 21 phôi trữ). Các dữ liệu phân tích đặc điểm phôi là: các thời gian phân chia tế bào, kích thước ICM, số lượng vòng tế bào chất (strings- là các sợi dây nối giữa ICM với TE), ICM đôi, góc ICM thoát màng (góc giữa vị trí gần ICM nhất với vị trí thoát màng tự nhiên), số lần phôi tự co sụp và điểm số chất lượng hình thái theo
chuẩn Garder.
Kết quả:
Tỷ lệ song sinh cùng hợp tử là 1,92%. Không có sự khác biệt đáng kể của các yếu tố như tuổi mẹ, phương pháp thụ tinh là ICSI hay IVF cổ điển, chỉ định điều trị, BMI bố và mẹ, chất lượng phôi nang giữa MZT và sinh đơn.
Trong phân tích mù đôi, thì chất lượng ICM loại A có liên quan đến việc tăng nguy cơ MZT hơn so với ICM loại B (OR =8,58; CI 95%: 1,50 – 164,02; n = 15; P = 0,04) sau khi chuyển đơn phôi nang tươi, trong khi không có sự khác biệt trong nhóm SET phôi trữ (OR = 0,65; CI 95%: 0,08 - 3,86; n = 7; p = 0,53). Còn thông số khoảng thời gian đồng bộ của chu kỳ tế bào thứ 3 (s3= t8-t5) được phát hiện là ngắn hơn đáng kể ở phôi cho kết quả MZT so với phôi cho kết quả trẻ sinh đơn sau khi SET phôi nang tươi (n=15, p = 0,006), ở nhóm chuyển phôi trữ không tìm thấy sự khác biệt. Không có thông số động học hình thái nào khác được tìm thấy là đặc trưng của phôi cho kết quả MZT.
Đây là nghiên cứu time lapse mù đôi đầu tiên để xác định các thông số động học hình thái phôi dẫn đến song sinh cùng hợp tử sau SET phôi nang tươi. Chất lượng ICM loại A và khoảng thời gian đồng bộ của chu kỳ tế bào thứ 3 (s3) có thể phản ánh cho kết quả song sinh cùng hợp tử.
Nguồn: Monochorionic twins after single blastocyst transfer: retrospective cohort and blinded time lapse annotation analysis, RBMO, 2021, doi:10.1016/j. rbmo.2021.04.001
Các tin khác cùng chuyên mục:
Mối quan hệ giữa stress và vô sinh - Ngày đăng: 02-07-2021
Trẻ hoá buồng trứng - sử dụng huyết tương giàu tiểu cầu để khôi phục khả năng sinh sản ở bệnh nhân suy buồng trứng sớm - Ngày đăng: 02-07-2021
So sánh tỉ lệ thai và tỉ lệ trẻ sinh giữa phương pháp chuyển phôi tươi và phôi trữ ở nhóm bệnh nhân bị lạc nội mạc tử cung nặng - Ngày đăng: 02-07-2021
Siêu âm dự đoán kết cục chu sinh ở thai giới hạn tăng trưởng khởi phát muộn - Ngày đăng: 02-07-2021
Mức độ ferritin có liên quan tỉ lệ nghịch với số lần sẩy thai trước đó ở nhóm phụ nữ bị sẩy thai liên tiếp - Ngày đăng: 02-07-2021
Báo cáo trường hợp sinh sống ở bệnh nhân noãn thu nhận được hoàn toàn không có màng zona - Ngày đăng: 02-07-2021
“Thủy tinh hóa cân bằng” phôi chuột ở các giai đoạn phát triển khác nhau sử dụng chất bảo vệ đông lạnh nồng độ thấp - Ngày đăng: 30-06-2021
Mổ lấy thai và nguy cơ tổn thương ống dẫn trứng sau đó ở phụ nữ hiếm muộn - Ngày đăng: 30-06-2021
HOẠT ĐỘNG
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK