Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Friday 02-12-2011 1:52pm
Viết bởi: Administrator

Tên đề tài/ công trình: Chương trình nghiên cứu và ứng dụng Kỹ thuật trưởng thành noãn trong ống nghiệm (IVM – In-vitro maturation) tại Việt Nam.

Các tác giả chính của đề tài/công trình:

1. Ths.BS. Hồ Mạnh Tường

2. Ths. BS. Vương Thị Ngọc Lan

3. Ths.BS. Đặng Quang Vinh

4. Ths. Nguyễn Thị Thu Lan

5. Ths. Lê Thụy Hồng Khả

6. KS.Mai Công Minh Tâm

Tóm tắt nội dung đề tài:

Trưởng thành noãn trong ống nghiệm (IVM) hiện nay được chứng minh là phương pháp hiệu quả, an toàn và tiết kiệm chi phí cho các bệnh nhân vô sinh có hội chứng buồng trứng đa nang (BTĐN). Hơn nữa, cùng với xu hướng kích thích buồng trứng (KTBT) nhẹ và các tiến bộ trong khâu xử lý, đánh giá và trưởng thành noãn in vitro đã dẫn đến việc áp dụng IVM cho các đối tượng vô sinh không có hội chứng BTĐN trong khoảng vài năm gần đây. Chương trình IVM ở Việt Nam được chúng tôi xây dựng bắt đầu từ năm 2006 và đã thành công ngay từ trường hợp đầu tiên. Hai em bé đầu tiên của kỹ thuật IVM tại  Việt  Nam  (sinh  đôi)  ra  đời  vào  ngày 2/5/2007. Theo  Chian (số liệu chưa công bố), đến cuối năm 2008, đã có trên 1000 trẻ sinh ra từ IVM, trong đó, Việt Nam đứng hàng thứ 5 trên thế giới và  thứ 3 ở khu vực châu Á. Số liệu sơ khởi về các chỉ số sản khoa của thai kỳ từ kỹ thuật IVM cũng như những nghiên cứu lâm sàng hay labo về IVM cũng đã được chúng tôi báo cáo tại các hội nghị chuyên về Sản phụ khoa và Hỗ trợ sinh sản trong nước, và các hội nghị quốc tế.

Sau khi được tham quan và học tập tại trung tâm Gamba Osaka, Nhật, chương trình IVM của chúng tôi được xây dựng đầu tiên vào năm 2006 với phác đồ điều chỉnh phù hợp với điều kiện của các trung tâm Thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) tại Việt Nam. Cho đến tháng 3/2008, chúng tôi chỉ thực hiện IVM cho các trường hợp có chỉ định TTTON  mà người vợ có hình ảnh BTĐN trên siêu âm. Hiện nay, chúng tôi đã áp dụng IVM cho bệnh nhân có nguy cơ QKBT sau KTBT làm TTTON thường quy (rescued IVM), với tiêu chuẩn là bệnh nhân có trên 20 nang trên 2 buồng trứng, với kích thước không quá  12mm  khi  siêu  âm  vào  ngày  6-7 của KTBT. Trên 8 bệnh nhân được chuyển IVM, có 4 bệnh nhân có thai và không có trường hợp QKBT nào được ghi nhận. Ngoài ra, chúng tôi cũng bắt đầu triển khai IVM các đối tượng có dự trữ buồng trứng bình thường từ đầu năm 2010. Đối tượng nghiên cứu là những phụ nữ có chỉ định làm TTTON do tai vòi, yếu tố nam hay thất bại với thụ tinh nhân tạo 3 chu kỳ và có các xét nghiệm dự trữ buồng trứng trong giới hạn bình thường. Chúng tôi đã triển khai kỹ thuật này trên 10 bệnh nhân, với số trứng chọc hút trung bình là 6,2 ± 2,5. Tỉ lệ trưởng thành và tỉ lệ thụ tinh lần lượt là 66% và 81,3% và thai lâm sàng được ghi nhận trong hai trường hợp (số liệu chưa báo cáo). Hơn nữa, về phác đồ labo cho quy trình IVM cũng được chúng tôi nghiên cứu và đưa vào ứng dụng Quy trình đánh giá, nuôi cấy noãn IVM phù hợp với phác đồ IVM tại Việt Nam. Điều này, giúp hoàn thiện và chuẩn hóa quy trình thực hiện IVM tại các trung tâm TTTON tại Việt Nam. Hơn nữa, chương trình IVM còn được chúng tôi đưa vào chương trình đào tạo các kỹ thuật Hỗ trợ sinh sản chuyên sâu của Trung tâm nghiên cứu Di truyền và Sức khỏe sinh sản, Đại học quốc gia Tp.HCM và được ấn bản trong sách Thụ tinh trong ống nghiệm (tác giả : Hồ Mạnh Tường và Vương Thị Ngọc Lan) năm 2010.

Thành công của công trình nghiên cứu và ứng dụng này giúp Việt Nam trở thành những nước mạnh về lĩnh vực TTTON trong khu vực và trên thế giới.

Ý nghĩa khoa học:

Chương trình này có ý nghĩa rất lớn lao về mặt khoa học cho lĩnh vực Hỗ trợ sinh sản của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Trong chương trình, về mặt lâm sàng các nghiên cứu trong chương trình đã tìm ra được các phác đồ phù hợp cho các đối tượng bệnh nhân như BTĐN, hay có nguy cơ QKBT hoặc bệnh nhân có dữ trữ buồng trứng bình thường. Ở những nghiên cứu xây dựng quy trình IVM đầu tiên của chúng tôi cũng đã giúp xây dựng được quy trình IVM hợp lý thực hiện trong điều kiện tại Việt Nam. Ngoài ra, trình IVM trong labo đã được chuẩn hóa cách đánh giá, phân loại noãn IVM trước nuôi cấy từ đó đưa ra được các phác đồ tạo phôi và nuôi cấy phôi phù hợp cũng như đưa ra được mối tương quan giữa từng nhóm noãn có chất lượng khác nhau đến tỷ lệ có thai.

Ý nghĩa thực tiễn, ứng dụng:

Chương trình thực sự đem lại ứng dụng thực tiễn to lớn không chỉ cho bệnh nhân mà còn cho công tác điều trị lâm sàng. Mặc dù tỉ lệ thành công nhìn chung hiện nay của IVM chưa thể so sánh với phác đồ TTTON có kích thích buồng trứng, kỹ thuật IVM thực sự là phương pháp giúp giảm số lần phải tiêm thuốc cho bệnh nhân, tránh được nguy cơ QKBT, giảm chi phí điều trị (chỉ còn 1/3 so với chi phí thực hiện IVF/ICSI), có ý nghĩa khi chi phí TTTON vẫn còn khá cao so với thu nhập của đại đa số người Việt Nam.

Đề tài/ công trình được công bố:

1.   HMTuong, VTNLan, DQVinh và cs. IVM in PCO/PCOS women. First European Congress on In Vitro Maturation of Human Oocytes in Assisted Reproduction. 2008. Monza, Italy.

2.   HM Tuong, VTN Lan. Obstetric outcomes of pregnancies from in-vitro maturation of oocytes treatment. In “Reproductive Medicine and Surgery”. Eds. Jean-Benard Dubuisson, Victor Gomel. Medimond 2009; 37-40.

3.   ĐQVinh, LTHKha, HMTuong và cs. Hiệu quả của kỹ thuật trưởng thành trứng non trong ống nghiệm. Thời sự Y học, 2009,35(2):1-6.

4.   PHTuân, GHNhư, VTNLan. Rescued IVM in over responder with controlled ovarian stimulation. 3rd Congress of the Asia Pacific Initiative on Reproduction, 2010, Bankok, Thailand

5.   Nguyen TT Lan, Mai CM Tam, Lam A Tuan, Nguyen TP Dung, Le TB Tram, Ho M Tuong, Vuong TN Lan. Relationship Between Oocyte-Cumulus Complex Morphology And Embryological Outcomes Of In-Vitro Maturation Cycles. The 8th Conference of the Pacific Rim Society for Fertility and Sterility, 2011, Hong Kong.

6.   Dang Q Vinh, Vuong TN Lan, Phung H Tuan, Nguyen TT Lan, Le TH Kha, Ho M Tuong. In-vitro maturation of oocytes (IVM) for ovulatory woman required ART treatment. The 8th Conference of the Pacific Rim Society for Fertility and Sterility, 2011, Hong Kong.

7.   Đặng Quang Vinh, Lê Thụy Hồng Khả, Nguyễn Thị Thu Lan, Vương Thị Ngọc Lan, Hồ Mạnh Tường. Hiệu quả của trưởng thành noãn trên ống nghiệm ở bệnh nhân có dự trữ buồng trứng bình thường. Hội nghị khoa học thường niên HOSREM lần VI, 2010, TP. Hồ Chí Minh.

 


Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
Hội Thảo Niệu Phụ Khoa - Ngày đăng: 11-10-2011
Giải thưởng THÀNH TỰU 2011 - Ngày đăng: 10-09-2011
Giải thưởng THÀNH TỰU 2011 - Ngày đăng: 05-08-2011
HOẠT ĐỘNG
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK