Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Tuesday 19-04-2016 10:25am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế
ThS. BS. Lê Phạm Thu Hà
Bộ môn Nhi ĐHYD TP.HCM
 
Khi nào là thời điểm tốt nhất để lập gia đình? Đáp án cho câu hỏi này có lẽ sẽ khác nhau, phụ thuộc vào trường hợp cụ thể của từng người. Nhưng khi đề cập tới những tác động của việc sinh con lên sức khoẻ ở tuổi trung niên, nghiên cứu mới đề nghị rằng phụ nữ có thể có lợi khi chờ tới tuổi 25 – 35 mới có con đầu lòng.
 
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng những phụ nữ da đen còn độc thân khi có đứa con đầu lòng và vẫn tiếp tục không kết hôn sẽ có sức khoẻ tốt hơn khi họ 40 tuổi so với những người kết hôn sau đó.
 
Tác giả chính của nghiên cứu, Kristi Williams, phó giáo sư khoa Tâm lý học tại Đại học bang Ohio, Hoa Kỳ và các đồng nghiệp phát hiện ra rằng những phụ nữ có con đầu lòng ở độ tuổi 25 – 35 có bảng tự đánh giá cho thấy sức khoẻ tốt hơn khi họ 40 tuổi so với những người có con đầu lòng khi còn ở tuổi vị thành niên (15 – 19 tuổi) hoặc khi ở giai đoạn đầu của tuổi trẻ (20 – 24 tuổi). Tuy nhiên, điều thú vị là, nhóm nghiên cứu nhận thấy sức khoẻ ở tuổi 40 của những phụ nữ có con đầu lòng khi còn ở tuổi vị thành niên không tốt hơn nhóm phụ nữ có con đầu lòng khi ở giai đoạn đầu của tuổi trẻ.
 
“Nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu đầu tiên ở Hoa Kỳ cho thấy việc có con đầu lòng khi còn trẻ có liên quan tới tự đánh giá về sức khoẻ xấu hơn trong những năm về sau của cuộc đời đối với phụ nữ da trắng lẫn da đen, khi so sánh với nhóm phụ nữ chờ cho tới khi họ hơn 24 tuổi” – Williams lưu ý.
 
Nghiên cứu gần đây được công bố trên tờ “Journal of Health and Social Behavior”. Nhóm nghiên cứu tìm ra các phát hiện của mình bằng cách phân tích dữ liệu của 3.348 phụ nữ tham gia Nghiên cứu cắt dọc Quốc gia của Người trẻ 1979 (National Longitudinal Survey of Youth 1979 – NLSY79). Tất cả những phụ nữ tham gia đều có con đầu lòng ở độ tuổi 15 – 35 và sẽ được yêu cầu hoàn thành các bảng câu hỏi về sức khoẻ mỗi 1 hoặc 2 năm từ năm 1979 đến năm 2008. Các nhà nghiên cứu so sánh dữ liệu sức khoẻ của những phụ nữ sinh con ở các nhóm tuổi 15 – 19, 20 – 24 và 25 – 35, tập trung chủ yếu vào sức khoẻ tự báo cáo của họ khi họ được 40 tuổi. Những phụ nữ có con đầu lòng khi 25 – 35 tuổi báo cáo sức khoẻ tốt hơn khi họ 40 tuổi so với những người có con đầu lòng khi còn ở tuổi vị thành niên hoặc khi ở giai đoạn đầu của tuổi trẻ; 2 nhóm phụ nữ có con đầu lòng sớm hơn báo cáo sức khoẻ ở tuổi 40 là như nhau. Các nhà nghiên cứu cho rằng phát hiện sau đã thách thức quan điểm phổ biến rằng tốt hơn là nên chờ đợi cho tới khi ở giai đoạn đầu của tuổi trẻ mới nên có con đầu lòng. “Chúng ta đều chú ý vào những hậu quả của việc có con ở tuổi vị thành niên và chưa bao giờ thật sự hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu những trẻ vị thành niên này chờ cho tới khi trưởng thành hơn” – Williams phát biểu. “Điều giả định là ‘dĩ nhiên, tốt hơn là nên chờ’. Nhưng thậm chí khi đề cập tới sức khoẻ về sau của bà mẹ, điều đó không thật sự đúng”.
 
Hơn thế nữa, các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra rằng tình trạng hôn nhân của một người phụ nữ ở thời điểm có con đầu lòng có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ ở tuổi trung niên. Nhìn chung, những phụ nữ đã kết hôn khi có con đầu lòng báo cáo sức khoẻ ở tuổi 40 tốt hơn so với những người không kết hôn khi có con đầu lòng. Tuy nhiên, trong nhóm phụ nữ da đen, những người còn độc thân khi có con đầu lòng và vẫn tiếp tục không kết hôn lại báo cáo sức khoẻ tuổi trung niên tốt hơn những người kết hôn sau đó – một phát hiện mà các nhà nghiên cứu cho rằng phủ nhận những chính sách cộng đồng khuyến khích các bà mẹ đơn thân kết hôn. “Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy những nỗ lực thúc đẩy kết hôn đã tỏ ra không thành công trong việc làm tăng tỉ lệ kết hôn” – Williams lưu ý. “Các phát hiện của chúng tôi gợi ý rằng điều đó có thể là tốt, ít nhất cho sức khoẻ của phụ nữ da đen”.
 
Trong khi nhóm nghiên cứu không thể tìm thấy các nguyên nhân đằng sau những tác động có khả năng là tiêu cực lên sức khoẻ của việc kết hôn sau đó trong nhóm những bà mẹ đơn thân da đen, họ trích dẫn các nghiên cứu trước đây gợi ý rằng rất nhiều phụ nữ đơn thân da đen không thể tìm thấy đàn ông có điều kiện kinh tế tốt, những người đã kết hôn có khả năng đã lấy những người chồng có trình độ văn hoá kém và thu nhập thấp. “Điều đó có thể dẫn tới stress và xung đột trong hôn nhân, từ đó gây ra sức khoẻ kém hơn cho phụ nữ khi họ già đi” – Williams lưu ý.
 
Bàn về các phát hiện của mình, nhóm nghiên cứu cho rằng việc những người phụ nữ có con đầu lòng khi ở giai đoạn đầu của tuổi trẻ báo cáo sức khoẻ xấu hơn những người có con đầu lòng ở giai đoạn sau là đáng lo ngại; khi gần 1/3 những người sinh con đầu lòng ở Hoa Kỳ ở độ tuổi 20 – 24, và phần lớn là những bà mẹ đơn thân. Hơn thế nữa, trong khi số lượng những trường hợp sinh con ở tuổi vị thành niên của phụ nữ da đen đã giảm xuống trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng gần 63% những trường hợp sinh con đầu lòng ở phụ nữ da đen xảy ra khi họ dưới 24 tuổi. Williams cho rằng “Chúng tôi vẫn cần lo ngại rằng những phụ nữ sinh con khi họ ở giai đoạn đầu của tuổi 20 có thể đối mặt với các thách thức về sức khoẻ nhiều hơn khi họ tới tuổi trung niên hơn những người chờ đợi lâu hơn”.
 
(Nguồn: medicalnewstoday 12/2015)
 
 
Các tin khác cùng chuyên mục:
Hiểu đúng về hiểm hoạ zika virus - Ngày đăng: 31-03-2016
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025

Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Sách ra mắt ngày 6 . 1 . 2025 và gửi đến quý hội viên trước ...

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK