Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin chuyên ngành
on Tuesday 28-04-2020 8:35am
Viết bởi: ngoc
 CNHS Huỳnh Ngọc Kiều - IVFMD Phú Nhuận

Mang thai không chỉ là một niềm hạnh phúc mà còn là một trải nghiệm tuyệt vời của các bà mẹ, nhưng cũng có muôn vàn khó khăn. Một trong số đó là nghén khi mang thai. Làm thế nào để giảm nghén khi mang thai là những trăn trở thường gặp của các thai phụ.

  1. Định nghĩa
Nghén là tổng hợp của các biểu hiện khó chịu xảy ra trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Trong đó, buồn nôn và nôn xảy ra phổ biến nhất với tỷ lệ buồn nôn khoảng 50 – 80% và nôn khoảng 50%. Tình trạng này xảy ra trong ba tháng đầu thai kỳ, từ khoảng 6 đến 12 tuần, nhưng tình trạng có thể tiếp tục kéo dài đến 20 tuần và khoảng 20% kéo dài trong suốt thai kỳ.

  1. Nguyên nhân xuất hiện nghén
Nguyên nhân gây ra nghén trong thai kỳ cho đến nay vẫn chưa rõ ràng. Một số giả thiết được đặt ra là do sự thay đổi nội tiết tố sinh lý khi mang thai. Trong đó, bao gồm hormon hCG do nhau thai tiết ra, ngoài ra còn do sự thay đổi hormon sinh dục nữ estrogen. Bên cạnh đó, một số phụ nữ có hệ thần kinh nhạy cảm, có phản ứng bất thường khi cơ thể thay đổi, nhất là khi mang thai cũng gây nên tình trạng này. Đồng thời, người dễ mắc phải triệu chứng này là người có tiền sử nghén, người bị say tàu xe, đau nửa đầu, yếu tố di truyền từ gia đình.

  1. Nghén ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?
Nghén thường không ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi, một vài nghiên cứu còn cho rằng nghén là cách thể hiện một sức khỏe thai kì tốt. Tuy nhiên, với một số trường hợp nghén quá nặng gây mất nước, điện giải nghiêm trọng thì có thể ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi.

  1. Cần làm gì để giảm nghén khi mang thai
  • Các biện pháp giảm nghén khi mang thai không dùng thuốc
Bổ sung vitamin trước khi mang thai

Vitamin được sử dụng một tháng trước khi thụ tinh có thể làm giảm tỷ lệ mắc và mức độ nghiêm trọng của buồn nôn và nôn trong thai kỳ. Bạn có thể thay thế vitamin có chứa sắt sang axit folic hoặc vitamin tổng hợp vì tác dụng phụ của vitamin sắt là hàm lượng sắt nhiều dễ gây táo bón.

Gừng

Gừng có một số tác dụng có lợi trong giảm triệu chứng buồn nôn và nôn. Gingerols và shogaols là các thành phần trong gừng có thể xoa dịu dạ dày giúp giảm cảm giác nôn. Bạn có thể thêm gừng vào nước dùng hoặc thêm gừng tươi thái lát vào nước nóng hoặc trà thảo dược.

Dầu chanh, dầu bạc hà  

Vì khi ốm nghén phụ nữ dễ nhạy cảm với mùi nên dễ nôn, buồn nôn, do đó mùi hương có hiệu quả trong việc giảm nôn.

Ấn huyệt Nội quan

Là một biến thể không xâm lấn của châm cứu, tạo áp lực lên một số điểm đặc biệt trên cơ thể để kiểm soát các triệu chứng có thể giúp phụ nữ mang thai giảm các triệu chứng nghén.

Thay đổi lối sống

Chia nhỏ bữa ăn cứ sau 1 đến 2 giờ để tránh bị đầy bụng. Ăn chậm để dễ tiêu hóa, ngồi thẳng sau khi ăn, tránh các hoạt động sau khi ăn, súc miệng và đánh răng sau khi ăn để giảm cảm giác buồn nôn. Tránh các thức ăn cay hoặc nhiều dầu mỡ.  Ăn nhạt hoặc thực phẩm khô. Tránh các chất kích thích giác quan như mùi, nhiệt, độ ẩm, tiếng ồn, ánh sáng nhấp nháy.

Vận động thể chất giúp cải thiện triệu chứng.
Đảm bảo uống đủ nước.
Mặc quần áo rộng và mềm mại.
 
Những thực phẩm làm giảm nôn

Nước dùng từ gà hoặc rau có thể là một nguồn dinh dưỡng tốt, dễ tiêu hóa khi bạn cảm thấy buồn nôn. Nếu bạn uống ít hoặc mất chất lỏng thông qua mồ hôi và nôn, nước canh có thể giúp thay thế chất lỏng, muối và chất điện giải bị mất.
Chuối cũng là một nguồn năng lượng và chất dinh dưỡng tốt. Chúng có nhiều kali, có thể giúp thay thế bất kỳ chất điện giải nào bị mất do nôn mửa.
Thực phẩm khô: các loại thực phẩm khô khác có thể là một lựa chọn tốt cho những người cảm thấy buồn nôn, vì chúng đơn giản và dễ tiêu hóa. Chúng cũng có ít hoặc không có mùi, có thể giúp giảm cảm giác buồn nôn. Thực phẩm khô có thể bao gồm: bánh mặn, bánh quy, bánh yến mạch, bánh gạo.
Thực phẩm lạnh: bạn có thể thấy dễ dàng hơn khi ăn thực phẩm lạnh khi cảm thấy ốm, vì họ thường ngửi ít hơn so với thực phẩm nóng. Mùi thức ăn nóng có thể làm tăng cảm giác buồn nôn cho một số người. Các lựa chọn tốt cho thực phẩm lạnh bao gồm: một bánh sandwich với protein, chẳng hạn như bơ đậu phộng hoặc salad trứng, bánh quy giòn với một lượng nhỏ phô mai, sữa chua.
Thực phẩm giàu protein: bơ đậu phộng là một thực phẩm giàu protein. Protein giúp cơ thể tạo ra các enzyme tiêu hóa thức ăn. Cơ thể cũng sử dụng protein để oxy hóa máu để mang chất dinh dưỡng đến mọi bộ phận của cơ thể.
  • Các biện pháp giảm nghén khi mang thai có sử dụng thuốc
Đối với hầu hết phụ nữ mang thai, dùng thuốc là lựa chọn cuối cùng do việc dùng thuốc có thể gây tác động xấu đến em bé. Thuốc Thalidomine có thể là một ví dụ điển hình cho điều này, nó như con dao hai lưỡi vừa có tác dụng chữa bệnh vừa gây dị tật thai nhi trên chung một cơ chế hoạt động. Vì thế trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào bạn luôn cần có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

Vitamin B6 (pyridoxine)

Điều trị buồn nôn và nôn khi mang thai với Vitamin B6 (pyridoxine) hoặc Vitamin B6 (pyridoxine) kết hợp với doxylamine là an toàn và hiệu quả hàng đầu.

Thiamine (Vitamin B1)

Bệnh não Wernicke có thể được ngăn ngừa và điều trị bằng cách thay thế thiamine. Thiamine có sẵn dưới dạng chế phẩm uống và truyền tĩnh mạch. Thiamin nên được chỉ định ở những phụ nữ bị nôn mửa liên tục.

Sử dụng thuốc chống nôn

Thuốc chống nôn là chìa khóa để điều trị thành công chứng nghén nặng. Nhiều nghiên cứu về tính an toàn và hiệu quả còn thiếu, nhưng vẫn có nhiều kinh nghiệm sử dụng các thuốc này trong thai kỳ. Có những tác dụng phụ khác nhau giữa các loại thuốc vì vậy nên xem xét trước khi lựa chọn một thuốc nào đó.
Các loại thuốc sau đây có thể được sử dụng trong thai kỳ với liều chuẩn để điều trị buồn nôn và nôn:
Thuốc đối kháng thụ thể H1: cyclizine và promethazine.
Thuốc thuộc nhóm Phenothiazin: prochlorperazine và chlorpromazine.
Thuốc đối kháng Dopamine: metoclopramide và domperidone.
Thuốc đối kháng thụ thể 5-Ht3: ondansetron.

  1. Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ để điều trị chứng ốm nghén nặng
Sụt cân, suy kiệt nghiêm trọng trong thời gian ngắn.
Nôn nghén kéo dài sau thời kỳ 3 tháng đầu.
Nôn nghén quá mức khiến bạn không thể sinh hoạt bình thường được.
Chóng mặt và ngất xỉu khi đứng dậy.
 
Tài liệu tham khảo
  1. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/29266076
  2. https://www.medicalnewstoday.com/articles/326683#ginger
  3. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/26348534
  4. Eichner R, Heider M, Fernandez-Saiz V, van Bebber F, Garz AK, Lemeer S, et al. Immunomodulatory drugs disrupt the cereblon-CD147-MCT1 axis to exert antitumor activity and teratogenicity. Nature medicine. 2016;22(7):735-43.
 

Các tin khác cùng chuyên mục:
Toxoplasmosis và thai kỳ - Ngày đăng: 22-01-2020
Cảm – Cúm trong thai kỳ - Ngày đăng: 11-11-2019
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ Nhật ngày 9 . 6 . 2024

Năm 2020

Caravelle Hotel Saigon, chiều thứ bảy 20.4 và chủ nhật 21.4.2024

Năm 2020

Khách sạn Caravelle Saigon, Chủ nhật 21.1.2024 (9:00 - 11:15)

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Sách ra mắt ngày 9 . 3 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Y học sinh sản số 68 ra mắt ngày 25 . 12 . 2023 và gửi đến quý ...

Y học sinh sản số 68 ra mắt ngày 25 . 12 . 2023 và gửi đến quý ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK