Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Thursday 22-07-2021 3:21pm
Viết bởi: Khoa Pham
Danh mục: Tin quốc tế
NHS.Nguyễn Thị Ngọc Nữ- Đơn vị HTSS- Bệnh viện Mỹ Đức

Khoảng 12% phụ nữ ở độ tuổi sinh sản có tình trạng hiếm muộn. Thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) là phương pháp điều trị hiệu quả cho nhóm phụ nữ này. Hằng năm, trên toàn thế giới, có khoảng 5 triệu em bé được sinh ra từ kỹ thuật này. Tuy nhiên, nhiều giả thiết cho rằng TTTON được cho là nguyên nhân làm tăng biến chứng cho cả mẹ và trẻ sinh ra, bao gồm cả tiền sản giật so với mang thai tự nhiên. Cơ chế chính xác gây nên tiền sản giật đến nay còn chưa rõ. Tuy nhiên, các yếu tố nguy cơ cho tiền sản giật ở nhóm phụ nữ hiếm muộn như: con so, phụ nữ lớn tuổi, đái tháo đường (type 1 và type 2), bệnh tự miễn, khoảng cách giữa các lần mang thai hơn 10 năm, chỉ số khối cơ thể (BMI) ≥ 35kg/m2 và đa thai đã được báo cáo. Đối với thai kỳ TTTON, yếu tố nguy cơ nào đóng vai trò chủ đạo gây tiền sản giật vẫn chưa được xác định. Chính vì vậy Yan Li và cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu phân tích thứ cấp dựa trên cơ sở dữ liệu được thu thập trong ba thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên đa trung tâm để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến tiền sản giật trong các chu kỳ TTTON bằng trứng tự thân. Ba thử nghiệm ban đầu được thiết kế nhằm xác định tỷ lệ trẻ sinh sống sau chuyển phôi tươi và chuyển phôi trữ. Có 1508 phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang (tiêu chuẩn Rotterdam, 2003), 2157 phụ nữ kinh nguyệt đều được chuyển phôi ngày 3 và 1650 phụ nữ kinh nguyệt đều được chuyển phôi ngày 5. Độ tuổi dao động từ 20 đến 35 tuổi. Phụ nữ có dị dạng tử cung, có chống chỉ định y khoa về việc mang thai và bất thường karyotype cả vợ chồng được loại khỏi nghiên cứu. Có 2965 trường hợp mang thai lâm sàng, trong đó 90 trường hợp được chẩn đoán là tiền sản giật. Song thai, huyết áp động mạch trung bình, chuyển phôi trữ lạnh, chỉ số khối cơ thể, nồng độ progesterone huyết thanh vào ngày khởi động trưởng thành noãn bằng hCG và tổng liều gonadotrophin sử dụng có liên quan đến tăng nguy cơ tiền sản giật.

Phân tích hồi quy đa biến được tiến hành ghi nhận nguy cơ tiền sản giật cao hơn ở phụ nữ chuyển phôi trữ lạnh, song thai (OR 2,44, khoảng tin cậy 95% 1,43–4,18), BMI (OR 1,13, KTC 95% 1,03–1,23), tổng liều gonadotrophin được sử dụng (OR 0.999, KTC 95% 0,999–1,000, P = 0,014). Tuổi phôi không còn tác động lên nguy cơ tiền sản giật.

Như vậy, ngoài các yếu tố nguy cơ đã biết liên quan đến tiền sản giật, chuyển phôi trữ lạnh là một yếu tố nguy cơ độc lập đối với tiền sản giật trong điều trị TTTON.

Nguồn: Li Y, Zhao S, Yu Y, Ma C, Zheng Y, Niu Y, Wei D, Ma J. Risk factors associated with pre-eclampsia in pregnancies conceived by ART. Reprod Biomed Online. 2019 Dec;39(6):969-975. doi: 10.1016/j.rbmo.2019.09.006. Epub 2019 Sep 17. PMID: 31680064.

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

New World Saigon Hotel (Số 76 Lê Lai, Phường Bến Nghé, Quận 1, ...

Năm 2020

Caravelle Hotel Saigon, chiều thứ bảy 20.4 và chủ nhật 21.4.2024

Năm 2020

Khách sạn Caravelle Saigon, Chủ nhật 21.1.2024 (9:00 - 11:15)

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Sách ra mắt ngày 9 . 3 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Y học sinh sản số 68 ra mắt ngày 25 . 12 . 2023 và gửi đến quý ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK