Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Saturday 03-04-2021 10:32am
Viết bởi: Khoa Pham
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Thị Ngọc Huệ - IVFMD Bình Dương

Hỗ trợ thoát màng (AH - Assisted Hatching) được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1989, đây là kỹ thuật giúp hỗ trợ quá trình thoát màng của phôi khỏi zona pellucida (ZP) và có ba phương pháp thực hiện: AH bằng cơ học, hóa học và laser. Trong đó, AH bằng laser (LAH) được sử dụng phổ biến bởi thao tác đơn giản và nhanh chóng. AH bằng laser có thể được thực hiện bằng cách đục lỗ hoặc loại bỏ một phần ZP (có thể từ 1/4 đến 1/2 ZP). Mặc dù trong hai phân tích tổng hợp từ 36 nghiên cứu với 6459 bệnh nhân và 31 nghiên cứu trên 5728 bệnh nhân cho thấy không có sự khác biệt về tỉ lệ trẻ sinh sống (LBR) giữa nhóm có sử dụng AH và không AH. Tuy nhiên nếu xét đến sự khác biệt giữa các quy trình AH, các giai đoạn phát triển khác nhau của phôi, chuyển phôi tươi/trữ và chỉ định thực hiện thì các kết quả về hiệu quả của AH vẫn cần được kiểm tra. Bên cạnh đó, các tác động khi sử dụng laser trong AH đối với phôi nang đông lạnh vẫn chưa được làm rõ và các báo cáo về LBR còn hạn chế. Do đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá kết quả lâm sàng và trẻ sơ sinh khi chuyển đơn phôi nang đông lạnh được LAH một phần ZP ở bệnh nhân IVF.

Đây là một nghiên cứu quan sát hồi cứu được thực hiện trên 698 chu kì từ tháng 6-2014 đến tháng 3-2018 trên những bệnh nhân chuyển đơn phôi nang được hỗ trợ thoát màng bằng tia laser - LAH. Nghiên cứu chia thành hai nhóm: nhóm AH bằng tia laser một phần tư ZP (n=340) và nhóm đối chứng (n=358). Phôi sau rã được nuôi cấy qua đêm với thời gian ≥ 16 giờ.

Kết quả cho thấy:
  • - Tỉ lệ phôi sống sau rã và chất lượng phôi chuyển không có sự khác biệt ở cả hai nhóm.
  • - Sau khi nuôi cấy qua đêm, tỉ lệ phôi thoát màng hoàn toàn ở nhóm LAH cao hơn đáng kể so với nhóm đối chứng, tương ứng 83,4% và 2,1% (p<0,01).
  • - Tỉ lệ làm tổ và tỉ lệ thai lâm sàng cao hơn đáng kể ở nhóm LAH so với nhóm đối chứng, tương ứng tỉ lệ làm tổ là 46% và 35,6% (p=0,01), tỉ lệ thai lâm sàng là 40,8% so với 29,4% (p<0,01).
  • - Tỉ lệ trẻ sinh sống ở nhóm đối chứng thấp hơn đáng kể so với nhóm LAH, tương ứng 22,5% so với 34,4% (p<0,01).
  • - Không có sự khác biệt về tuổi thai và cân nặng trẻ sau sinh ở cả hai nhóm.

Như vậy, các kết quả từ nghiên cứu cho thấy AH sử dụng nhiều chùm tia laser để loại bỏ một phần ZP giúp cải thiện tỉ lệ làm tổ, tỉ lệ thai lâm sàng và tỉ lệ trẻ sinh sống so với nhóm không AH ở những bệnh nhân trải qua chu kì chuyển đơn phôi nang đông lạnh.
 
Tài liệu tham khảo:
Yuji Endo, Shingo Mitsuhata, Momoko Hayashi và cộng sự. Laser‐assisted hatching on clinical and neonatal outcomes in patients undergoing single vitrified Blastocyst transfer: A propensity score–matched study. Reprod Med Biol. 2021;00:1–8.
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

New World Saigon Hotel (Số 76 Lê Lai, Phường Bến Nghé, Quận 1, ...

Năm 2020

Caravelle Hotel Saigon, chiều thứ bảy 20.4 và chủ nhật 21.4.2024

Năm 2020

Khách sạn Caravelle Saigon, Chủ nhật 21.1.2024 (9:00 - 11:15)

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Sách ra mắt ngày 9 . 3 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Y học sinh sản số 68 ra mắt ngày 25 . 12 . 2023 và gửi đến quý ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK