Tin tức
on Monday 07-09-2020 4:56pm
Danh mục: Tin quốc tế
ThS. Lê Thị Bích Phượng- Chuyên viên phôi học- IVFMD Phú Nhuận
Các nghiên cứu gần đây báo cáo rằng tuổi bố tăng có liên quan đến các kết cục sản khoa bất lợi, dị tật bẩm sinh và đặc biệt là tâm thần phân liệt ở trẻ. Tâm thần phân liệt là hội chứng rối loạn tâm thần nặng chiếm 0,3-0,66% trẻ được sinh ra trên thế giới. Phân tích tổng hợp trên 12 nghiên cứu cho thấy tuổi bố ngày càng cao càng tăng nguy cơ có con mắc tâm thần phân liệt. Hơn nữa, một số nghiên cứu khác chứng minh rằng tuổi bố và tuổi ông nội cao cũng có liên quan đến nguy cơ cao mắc bệnh tâm thần phân liệt ở con cháu… Tuy nhiên các nghiên cứu này chưa loại trừ yếu tố từ người mẹ lớn tuổi. Vì vậy Kuo-Chung Lan và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá mối tương quan giữa tuổi bố và bệnh tâm thần phân liệt ở trẻ trên số liệu lớn.
Nghiên cứu trên 11.710.162 trẻ sinh từ năm 1997 đến 2013 trong đó có 70.178 trẻ được chẩn đoán là tâm thần phân liệt. Kết quả nghiên cứu cho thấy tuổi trung bình của bố ở trẻ nhóm tâm thần phân liệt lúc sinh cao hơn đáng kể so với nhóm chứng (p<0,001). Trẻ mắc tâm thần phân liệt có tỉ lệ mẹ mắc tâm thần phân liệt (4,4% với 0,7%; p< 0,001), bố mắc tâm thần phân liệt (2,6% với 0,6%, p< 0,001) hoặc cả bố lẫn mẹ đều mắc tâm thần phân liệt (0,3% với 0%, p<0,001) cao hơn so với trẻ bình thường. Phân tích hồi qui logistic có điều kiện cho thấy tuổi của người bố tăng lên 5 tuổi làm tăng tỉ lệ trẻ được chẩn đoán là bị tâm thần phân liệt trong khi tuổi mẹ tăng lên 5 tuổi thì không ảnh hưởng gì tới con. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tuổi bố >40 tuổi tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ.
Nghiên cứu này cho thấy tuổi người bố cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tâm thần phân liệt ở con. Những đứa trẻ sinh ra từ những ông bố >40 tuổi có nguy cơ mắc bệnh tâm thần phân liệt cao đáng kể và tỉ lệ này tiếp tục tăng sau mỗi 5 năm.
Nguồn: Association between paternal age and risk of schizophrenia: a nationwide population–based study. Journal of Assisted Reproduction and Genetics. 10.1007/s10815-020-01936-x 2020
Các tin khác cùng chuyên mục:
Trì hoãn chuyển phôi đông lạnh có cải thiển kết cục trẻ sinh sống và sơ sinh ở bệnh nhân trữ phôi toàn bộ hay không? - Ngày đăng: 07-09-2020
Hút thuốc lá có liên quan đến sự gia tăng mức độ ferroptosis trong tinh tương và ảnh hưởng đến chất lượng tinh dịch - Ngày đăng: 03-09-2020
Hiệu quả của bổ sung hợp chất chống oxy hóa lên các thông số tinh dịch ở nam giới hút thuốc vô sinh: một thử nghiệm lâm sàng mù đơn - Ngày đăng: 03-09-2020
Đánh giá tác động của hút thuốc lá lên những thông số tinh dịch quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản - Ngày đăng: 03-09-2020
Tái cấu trúc tinh hoàn người in vitro - Ngày đăng: 27-03-2021
Tiềm năng sử dụng tế bào mầm trong bảo tồn khả năng sinh sản - Ngày đăng: 03-09-2020
Giấc ngủ và chất lượng tinh trùng ở nam giới điều trị vô sinh: một nghiên cứu sơ bộ - Ngày đăng: 03-09-2020
Mối tương quan giữa quầng hạt thô và tiềm năng phát triển của noãn - Ngày đăng: 01-09-2020
Kết quả lâm sàng khi ICSI và chuyển phôi ở noãn có bất thường thể vùi trong bào tương noãn - Ngày đăng: 01-09-2020
Tỷ lệ trẻ sinh sống từ những trường hợp noãn không xuất hiện tiền nhân vào thời điểm kiểm tra thụ tinh - Ngày đăng: 01-09-2020
Ăn hải sản trong thai kì có thể cải thiện khả năng chú ý của trẻ sau này - Ngày đăng: 01-09-2020
Sử dụng rượu bia trong thai kỳ - Ngày đăng: 01-09-2020
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, Chủ Nhật ngày 12 . 01 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK