Tin tức
on Wednesday 15-12-2021 10:24pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Duy Khang – IVF Vạn Hạnh
Nuôi cấy phôi đến giai đoạn phôi nang được sử dụng như một công cụ để lựa chọn phôi. Bên cạnh đó, chuyển phôi nang ngày càng trở nên phổ biến trong vài thập kỷ qua do tăng tiềm năng mang thai thành công trong chu kỳ điều trị IVF. Tuy nhiên, bằng chứng gần đây cho thấy, chuyển phôi nang trong chu kỳ đông lạnh có thể liên quan đến tăng nguy cơ sinh non, tử vong chu sinh, nhau tiền đạo so với chuyển phôi giai đoạn phôi phân chia. Do đó, cần lựa chọn một phôi nang có tỷ lệ kết cục chu sinh bất lợi thấp để chuyển, nhằm giảm tỷ lệ mắc bệnh chu sinh.
Bằng chứng trong hai thập kỷ qua cho thấy rằng phân loại hình thái phôi tương quan với kết quả chu kỳ điều trị. Chuyển phôi nang chất lượng tốt về mặt hình thái có liên quan đến tỷ làm tổ và mang thai cao hơn so với chuyển phôi nang chất lượng kém. Ngoài ra, các thông số hình thái mô tả mức độ nở rộng khoang phôi, khối tế bào bên trong (inner cell mass - ICM) và lớp tế bào bên ngoài (trophectoderm - TE), được chứng minh có mối tương quan với tỷ lệ mang thai. Tuy nhiên, cho đến nay, rất ít nghiên cứu đề cập đến mối liên hệ giữa các thông số hình thái phôi với kết quả chu sinh sau chuyển phôi nang và các nghiên cứu về vấn đề này bị giới hạn bởi cỡ mẫu nhỏ hoặc báo cáo chọn lọc kết quả. Để tìm hiểu sâu hơn về mối liên quan giữa chất lượng phôi nang và kết quả chu sinh, nhóm tác giả đã tiến hành một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu đơn trung tâm với cỡ mẫu lớn để phân tích các kết quả chu sinh ở những người phụ nữ thực hiện chuyển phôi nang đông lạnh.
Phương pháp: Đây là một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu trên 27.336 chu kỳ chuyển đơn phôi nang đông lạnh - rã đông từ tháng 1 năm 2013 đến tháng 12 năm 2019. Tiêu chuẩn loại: các chu kỳ lặp lại trên cùng một bệnh nhân, xét nghiệm di truyền tiền làm tổ, chu kỳ thất bại, phôi được thủy tinh hoá ở giai đoạn phôi phân chia, các ca sinh đôi và tử vong sơ sinh cũng như những trường hợp không theo dõi.
Bệnh nhân được thực hiện IVF cổ điển hoặc ICSI. Phôi được thủy tinh hóa vào ngày 5 hoặc ngày 6. Phôi nang được phân loại theo tiêu chuẩn Gardner và Schoolcraft. Phôi có cấp độ từ 3BB được coi là phôi nang chất lượng tốt, thấp hơn 3BB là phôi nang chất lượng kém. Phôi nang chất lượng kém chỉ được sử dụng khi không có phôi chất lượng tốt. Kết quả nghiên cứu bao gồm: sinh non, thai nhỏ hoặc lớn so với tuổi thai (small/ large for gestational age – SGA/ LGA), nhẹ cân.
Kết quả: Tổng cộng có 7.469 phụ nữ đủ điều kiện tham gia nghiên cứu. Trong đó, 1.937 bệnh nhân chuyển phôi chất lượng kém và 5.532 bệnh nhân được chuyển phôi chất lượng tốt, sau đó mang thai thành công và có trẻ sinh sống. Số chu kỳ chuyển phôi chất lượng kém nhiều hơn ở các cặp vợ chồng vô sinh do yếu tố nam và thực hiện ICSI (P<0,01 và P<0,05). Không có sự khác biệt về độ tuổi, BMI của các cặp vợ chồng, độ dày nội mạc tử cung, vô sinh nguyên phát, chuẩn bị nội mạc giữa chuyển phôi chất lượng kém và tốt.
Kết quả chu sinh chuyển phôi nang chất lượng tốt hoặc kém: Chuyển phôi nang chất lượng kém có liên quan đến tỷ lệ mổ lấy thai cao hơn (71% so với 68%). Có xu hướng tăng nguy cơ SGA sau khi chuyển phôi nang chất lượng kém (OR = 1,27 (0,98; 1,65)). Không có sự khác biệt có ý nghĩa về tuần thai lúc sinh, sinh non, trẻ sinh cực non, cân nặng lúc sinh, trẻ nhẹ cân, LGA, vỡ màng ối sớm, đái tháo đường thai kỳ hoặc tăng huyết áp thai kỳ giữa nhóm chuyển phôi chất lượng kém và nhóm chuyển phôi chất lượng tốt.
Chất lượng ICM và kết quả chu sinh: So với chuyển phôi nang có ICM loại A, có xu hướng tăng tỷ lệ sinh non (OR = 1,23 (0,86; 1,79) và mổ lấy thai (OR = 1,22 (0,95; 1,57) trong chuyển phôi nang có ICM loại C. Chuyển phôi nang có ICM loại B và loại C liên quan đến nguy cơ LGA cao hơn so với chuyển phôi nang ICM loại A (OR = 1,23 (1,05; 1,45), 1,47 (1,12; 1,92). Chuyển phôi có ICM độ C cũng liên quan đến bệnh macrosomia (OR = 1,66 (1,20; 2,30)).
Chất lượng TE và kết quả chu sinh: So với chuyển phôi nang có TE độ A, chuyển phôi TE độ C có liên quan đến nguy cơ SGA cao hơn (OR = 1,74 (1,05; 2,88)), cũng như xu hướng tăng nguy cơ mổ lấy thai (OR = 1,14 (0,94; 1,39)). Chuyển phôi nang TE độ B và C có nguy cơ đái tháo đường thai kỳ thấp hơn so với chuyển phôi nang TE độ A (OR = 0,74 (0,59; 0,94), 0,67 (0,50; 0,88)). Mối liên quan giữa chất lượng TE với các kết cục chu sinh khác không có ý nghĩa.
Bàn luận: Nghiên cứu này đã chứng minh mối liên quan giữa chuyển phôi chất lượng kém và tăng nguy cơ mổ lấy thai so với chuyển phôi chất lượng tốt. Chuyển phôi nang có ICM độ B và độ C liên quan đến nguy cơ mắc bệnh LGA cao hơn. Chuyển phôi nang có ICM độ C làm tăng nguy cơ mắc bệnh macrosomia. Phôi nang TE độ C có liên quan đến tăng nguy cơ SGA. Mối tương quan giữa ICM và LGA hoặc giữa TE và SGA có thể là do vai trò quan trọng của ICM và TE trong quá trình làm tổ. Do đó, các phôi nang có ICM loại A nên được ưu tiên chuyển trước những phôi nang có ICM loại B/C. Phôi nang có TE độ A/B nên được ưu tiên chuyển trước những phôi TE loại C. Những kết quả này ủng hộ cho việc sử dụng các hệ thống phân loại hình thái hiện tại để lựa chọn phôi ưu tiên chuyển.
Hạn chế chính của nghiên cứu này là tính chất hồi cứu và tính chủ quan tương đối của việc phân loại phôi nang. Một số bệnh nhân không báo kết quả sản khoa và chu sinh, dẫn đến tỷ lệ tương đối thấp ở một số trường hợp như tăng huyết áp thai kỳ và vỡ màng ối sớm. Hình thái phôi nang được đánh giá trước khi thủy tinh hóa và thiếu dữ liệu về độ nở rộng khoang phôi sau khi rã đông. Việc phân tích mối liên hệ giữa độ nở rộng khoang phôi và kết quả chu sinh đã không được thực hiện.
Kết luận: Chuyển phôi nang có cấp độ thấp hơn 3BB liên quan đến tỷ lệ mổ lấy thai cao hơn. Mối liên hệ giữa phân loại ICM và LGA cho thấy, phôi nang có ICM loại C nên được hoãn chuyển nếu có sẵn phôi nang ICM loại A hoặc B. Kết quả nghiên cứu ủng hộ việc sử dụng hệ thống phân loại hình thái phôi hiện tại để lựa chọn phôi ưu tiên chuyển.
Nguồn: Hu, K. L., Zheng, X., Hunt, S., và cộng sự. (2021). Blastocyst quality and perinatal outcomes in women undergoing single blastocyst transfer in frozen cycles. Human Reproduction Open, 2021(4), hoab036
Nuôi cấy phôi đến giai đoạn phôi nang được sử dụng như một công cụ để lựa chọn phôi. Bên cạnh đó, chuyển phôi nang ngày càng trở nên phổ biến trong vài thập kỷ qua do tăng tiềm năng mang thai thành công trong chu kỳ điều trị IVF. Tuy nhiên, bằng chứng gần đây cho thấy, chuyển phôi nang trong chu kỳ đông lạnh có thể liên quan đến tăng nguy cơ sinh non, tử vong chu sinh, nhau tiền đạo so với chuyển phôi giai đoạn phôi phân chia. Do đó, cần lựa chọn một phôi nang có tỷ lệ kết cục chu sinh bất lợi thấp để chuyển, nhằm giảm tỷ lệ mắc bệnh chu sinh.
Bằng chứng trong hai thập kỷ qua cho thấy rằng phân loại hình thái phôi tương quan với kết quả chu kỳ điều trị. Chuyển phôi nang chất lượng tốt về mặt hình thái có liên quan đến tỷ làm tổ và mang thai cao hơn so với chuyển phôi nang chất lượng kém. Ngoài ra, các thông số hình thái mô tả mức độ nở rộng khoang phôi, khối tế bào bên trong (inner cell mass - ICM) và lớp tế bào bên ngoài (trophectoderm - TE), được chứng minh có mối tương quan với tỷ lệ mang thai. Tuy nhiên, cho đến nay, rất ít nghiên cứu đề cập đến mối liên hệ giữa các thông số hình thái phôi với kết quả chu sinh sau chuyển phôi nang và các nghiên cứu về vấn đề này bị giới hạn bởi cỡ mẫu nhỏ hoặc báo cáo chọn lọc kết quả. Để tìm hiểu sâu hơn về mối liên quan giữa chất lượng phôi nang và kết quả chu sinh, nhóm tác giả đã tiến hành một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu đơn trung tâm với cỡ mẫu lớn để phân tích các kết quả chu sinh ở những người phụ nữ thực hiện chuyển phôi nang đông lạnh.
Phương pháp: Đây là một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu trên 27.336 chu kỳ chuyển đơn phôi nang đông lạnh - rã đông từ tháng 1 năm 2013 đến tháng 12 năm 2019. Tiêu chuẩn loại: các chu kỳ lặp lại trên cùng một bệnh nhân, xét nghiệm di truyền tiền làm tổ, chu kỳ thất bại, phôi được thủy tinh hoá ở giai đoạn phôi phân chia, các ca sinh đôi và tử vong sơ sinh cũng như những trường hợp không theo dõi.
Bệnh nhân được thực hiện IVF cổ điển hoặc ICSI. Phôi được thủy tinh hóa vào ngày 5 hoặc ngày 6. Phôi nang được phân loại theo tiêu chuẩn Gardner và Schoolcraft. Phôi có cấp độ từ 3BB được coi là phôi nang chất lượng tốt, thấp hơn 3BB là phôi nang chất lượng kém. Phôi nang chất lượng kém chỉ được sử dụng khi không có phôi chất lượng tốt. Kết quả nghiên cứu bao gồm: sinh non, thai nhỏ hoặc lớn so với tuổi thai (small/ large for gestational age – SGA/ LGA), nhẹ cân.
Kết quả: Tổng cộng có 7.469 phụ nữ đủ điều kiện tham gia nghiên cứu. Trong đó, 1.937 bệnh nhân chuyển phôi chất lượng kém và 5.532 bệnh nhân được chuyển phôi chất lượng tốt, sau đó mang thai thành công và có trẻ sinh sống. Số chu kỳ chuyển phôi chất lượng kém nhiều hơn ở các cặp vợ chồng vô sinh do yếu tố nam và thực hiện ICSI (P<0,01 và P<0,05). Không có sự khác biệt về độ tuổi, BMI của các cặp vợ chồng, độ dày nội mạc tử cung, vô sinh nguyên phát, chuẩn bị nội mạc giữa chuyển phôi chất lượng kém và tốt.
Kết quả chu sinh chuyển phôi nang chất lượng tốt hoặc kém: Chuyển phôi nang chất lượng kém có liên quan đến tỷ lệ mổ lấy thai cao hơn (71% so với 68%). Có xu hướng tăng nguy cơ SGA sau khi chuyển phôi nang chất lượng kém (OR = 1,27 (0,98; 1,65)). Không có sự khác biệt có ý nghĩa về tuần thai lúc sinh, sinh non, trẻ sinh cực non, cân nặng lúc sinh, trẻ nhẹ cân, LGA, vỡ màng ối sớm, đái tháo đường thai kỳ hoặc tăng huyết áp thai kỳ giữa nhóm chuyển phôi chất lượng kém và nhóm chuyển phôi chất lượng tốt.
Chất lượng ICM và kết quả chu sinh: So với chuyển phôi nang có ICM loại A, có xu hướng tăng tỷ lệ sinh non (OR = 1,23 (0,86; 1,79) và mổ lấy thai (OR = 1,22 (0,95; 1,57) trong chuyển phôi nang có ICM loại C. Chuyển phôi nang có ICM loại B và loại C liên quan đến nguy cơ LGA cao hơn so với chuyển phôi nang ICM loại A (OR = 1,23 (1,05; 1,45), 1,47 (1,12; 1,92). Chuyển phôi có ICM độ C cũng liên quan đến bệnh macrosomia (OR = 1,66 (1,20; 2,30)).
Chất lượng TE và kết quả chu sinh: So với chuyển phôi nang có TE độ A, chuyển phôi TE độ C có liên quan đến nguy cơ SGA cao hơn (OR = 1,74 (1,05; 2,88)), cũng như xu hướng tăng nguy cơ mổ lấy thai (OR = 1,14 (0,94; 1,39)). Chuyển phôi nang TE độ B và C có nguy cơ đái tháo đường thai kỳ thấp hơn so với chuyển phôi nang TE độ A (OR = 0,74 (0,59; 0,94), 0,67 (0,50; 0,88)). Mối liên quan giữa chất lượng TE với các kết cục chu sinh khác không có ý nghĩa.
Bàn luận: Nghiên cứu này đã chứng minh mối liên quan giữa chuyển phôi chất lượng kém và tăng nguy cơ mổ lấy thai so với chuyển phôi chất lượng tốt. Chuyển phôi nang có ICM độ B và độ C liên quan đến nguy cơ mắc bệnh LGA cao hơn. Chuyển phôi nang có ICM độ C làm tăng nguy cơ mắc bệnh macrosomia. Phôi nang TE độ C có liên quan đến tăng nguy cơ SGA. Mối tương quan giữa ICM và LGA hoặc giữa TE và SGA có thể là do vai trò quan trọng của ICM và TE trong quá trình làm tổ. Do đó, các phôi nang có ICM loại A nên được ưu tiên chuyển trước những phôi nang có ICM loại B/C. Phôi nang có TE độ A/B nên được ưu tiên chuyển trước những phôi TE loại C. Những kết quả này ủng hộ cho việc sử dụng các hệ thống phân loại hình thái hiện tại để lựa chọn phôi ưu tiên chuyển.
Hạn chế chính của nghiên cứu này là tính chất hồi cứu và tính chủ quan tương đối của việc phân loại phôi nang. Một số bệnh nhân không báo kết quả sản khoa và chu sinh, dẫn đến tỷ lệ tương đối thấp ở một số trường hợp như tăng huyết áp thai kỳ và vỡ màng ối sớm. Hình thái phôi nang được đánh giá trước khi thủy tinh hóa và thiếu dữ liệu về độ nở rộng khoang phôi sau khi rã đông. Việc phân tích mối liên hệ giữa độ nở rộng khoang phôi và kết quả chu sinh đã không được thực hiện.
Kết luận: Chuyển phôi nang có cấp độ thấp hơn 3BB liên quan đến tỷ lệ mổ lấy thai cao hơn. Mối liên hệ giữa phân loại ICM và LGA cho thấy, phôi nang có ICM loại C nên được hoãn chuyển nếu có sẵn phôi nang ICM loại A hoặc B. Kết quả nghiên cứu ủng hộ việc sử dụng hệ thống phân loại hình thái phôi hiện tại để lựa chọn phôi ưu tiên chuyển.
Nguồn: Hu, K. L., Zheng, X., Hunt, S., và cộng sự. (2021). Blastocyst quality and perinatal outcomes in women undergoing single blastocyst transfer in frozen cycles. Human Reproduction Open, 2021(4), hoab036
Từ khóa: chuyển đơn phôi nang, chất lượng phôi, khối tế bào bên trong, lớp tế bào bên ngoài, kết cục chu sinh
Các tin khác cùng chuyên mục:
Phương pháp sử dụng oxy hai pha (5–2%) cải thiện đáng kể tỷ lệ phôi nang hữu dụng và tỷ lệ trẻ sinh sống cộng dồn trong thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 15-12-2021
Phác đồ kích thích buồng trứng ppos sử dụng corifollitropin alfa ở phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang có hiệu quả ngăn chặn tăng LH sớm và giảm số mũi tiêm so với phác đồ GnRH đối vận - Ngày đăng: 15-12-2021
Kỹ thuật đông lạnh noãn có làm gia tăng tỷ lệ phôi lệch bội? - Ngày đăng: 13-12-2021
Đặc điểm động học phát triển của phôi khảm - Ngày đăng: 13-12-2021
Mối tương quan giữa nồng độ progesterone vào ngày chọc hút trứng với các loại hormon cơ bản và kết quả điều trị hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 11-12-2021
Mối tương quan giữa nồng độ progesterone vào ngày chọc hút trứng với các loại hormon cơ bản và kết quả điều trị hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 11-12-2021
Mối tương quan giữa nồng độ progesterone vào ngày chọc hút trứng với các loại hormon cơ bản và kết quả điều trị hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 11-12-2021
Xác định giới tính phôi người không xâm lấn bằng cách sử dụng RT-PCR cho môi trường đã nuôi cấy phôi: một nghiên cứu chứng minh tính khả thi của ý tưởng - Ngày đăng: 09-12-2021
Tốc độ phát triển phôi nang ảnh hưởng đến kết quả thai ở các chu kỳ chuyển phôi trữ đơn phôi nang có chất lượng tương đồng - Ngày đăng: 09-12-2021
Bảo quản lạnh kéo dài ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả chuyển phôi sau chiến lược trữ phôi toàn bộ chọn lọc: Một nghiên cứu hồi cứu đa trung tâm - Ngày đăng: 06-12-2021
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK