Tin tức
on Wednesday 15-12-2021 10:23pm
Danh mục: Tin quốc tế
CN. Hồ Thị Kỳ Duyên – IVFMD TÂN BÌNH
Trong quá trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), nhiều yếu tố ngoại sinh có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi thai người như ánh sáng, nhiệt độ và các hợp chất hóa học khác. Hiện nay, nhiều nhà khoa học đang theo đuổi nghiên cứu tăng kết quả IVF khi cải thiện vi môi trường trong ống nghiệm tương tự như các điều kiện in vivo trong cơ thể người để thúc đẩy sự phát triển của phôi và tăng tiềm năng làm tổ của phôi. Cách tiếp cận “back to nature” này liên quan đến nhiều thông số khác nhau như nhiệt độ, pH, thành phần môi trường nuôi cấy, đặc biệt là thành phần khí bên trong tủ cấy trong quá trình nuôi cấy phôi. Nhiều nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng về vai trò quan trọng của nồng độ oxy ( ) trong quá trình phát triển phôi trước khi chuyển vào tử cung người mẹ. Trong 40 năm qua, phần lớn các phòng thí nghiệm IVF trên toàn thế giới sử dụng nồng độ trong khí quyển (≈ 20%) để nuôi cấy phôi trước khi chuyển phôi nhằm hạn chế chi phí bổ sung liên quan đến việc sử dụng nồng độ . Tuy nhiên, một phân tích tổng hợp gần đây đã chứng minh sự gia tăng đáng kể tỷ lệ sinh sống khi sử dụng 5% so với 20% . Do đó, mức 5% hiện được sử dụng trong hầu hết các phòng thí nghiệm IVF để nuôi cấy phôi người trước khi chuyển phôi. Ở người, nồng độ là khoảng 5% trong ống dẫn trứng từ giai đoạn thụ tinh đến giai đoạn phôi phân chia và khoảng 2% trong tử cung từ phôi dâu đến giai đoạn phôi nang. Do đó, thực hiện hai pha (5–2%) được cho là phương pháp cần thiết nhất do hiện nay việc nuôi cấy đến giai đoạn phôi nang ngày càng phổ biến. Một số nghiên cứu báo cáo sự gia tăng đáng kể tỷ lệ phôi nang trong môi trường nuôi cấy với hai pha (5–2%) so với một pha (5%) nhưng những kết quả này vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Do đó, mục đích của nghiên cứu lâm sàng này là đánh giá tác động của nồng độ hai pha (5–2%) lên kết quả IVF so với phương pháp nuôi cấy một pha (5%) trong quá trình nuôi cấy phôi trong ống nghiệm. Mục tiêu chính là đánh giá tác động của nồng độ hai pha đối với sự phát triển phôi người trong ống nghiệm với tổng tỷ lệ phôi nang hữu dụng. Mục tiêu thứ hai của nghiên cứu là mô tả tác động của nồng độ hai pha đối với kết quả lâm sàng với tỷ lệ trẻ sinh sống. Ngoài ra, nghiên cứu còn thực hiện một nghiên cứu kèm theo phân tích biểu hiện gen ở hai nhóm nồng độ bằng phương pháp phiên mã.
Phương pháp:
Nghiên cứu hồi cứu quan sát được thực hiện tại Khoa Y học Sinh sản của Bệnh viện Đại học Montpellier từ tháng 6 năm 2014 đến tháng 3 năm 2019. 120 vợ chồng thực hiện IVF có phôi được nuôi cấy ở nồng độ một pha (5%) từ ngày chọc hút đến D6 trong chu kỳ IVF đầu tiên và ở nồng độ hai pha (5–2%) (tức là 5% từ D0 đến D3 và 2% từ D3 đến D6) trong chu kỳ IVF tiếp theo. Tiêu chí loại trừ của nghiên cứu bao gồm sử dụng tinh trùng thu nhận từ thủ thuật, có thực hiện chẩn đoán di truyền tiền làm tổ, sử dụng noãn được hiến tặng hoặc không có phôi đang phát triển ở D3. Sau cùng, 98 ca chuyển phôi từ 56 cặp vợ chồng sau khi nuôi cấy ở nồng độ một pha (5%) và 87 chuyển phôi từ 59 cặp vợ chồng sau khi nuôi cấy ở nồng độ (5–2%) hai pha được phân tích tỉ lệ trẻ sinh sống và phân tích biểu hiện gen của mỗi phôi bằng cách sử dụng Qiagen RNeasy Micro Kit trên RNA tổng số thu được.
Kết quả:
Thống kê cho thấy tuổi của phụ nữ (35,3 ± 4,4 tuổi so với 33,5 ± 4,6 tuổi, p <0,01) và tổng số chu kỳ IVF (2,7 ± 1,0 so với 1,6 ± 0,9, p <0,01) cao hơn đáng kể ở nhóm sử dụng nồng độ hai pha (5 –2% so với nhóm đối chứng oxy một pha (5%). Hơn nữa, tổng tỷ lệ phôi nang trong nhóm oxy hai pha (5–2%) cao hơn đáng kể so với nhóm một pha (5%) (44,4% (230/518) so với 54,8% (297/542), p=0,049) cũng như tỷ lệ phôi nang hữu dụng (21,8% (113/518) so với 32,8% (178/542), p=0,002) và tỷ lệ phôi nang hữu dụng ở D5 (9,1% (47/518) so với 19,9% (108/542), p =1,5 ×10-5). Tất cả các thông số khác tương tự nhau giữa các nhóm. Thêm vào đó, tỷ lệ trẻ sinh sống tích lũy cao hơn đáng kể ở nhóm oxy hai pha (5% -2%) so với một pha (5%) (10/56 (17,9%) so với 26/59 (44,1%), p=0,027). Kết quả phân tích gen trên các phôi nang được hiến tặng cho thấy 707 RNA được biểu hiện một cách khác biệt về chức năng giữa hai nhóm nồng độ oxy (giá trị p <0,05). Những gen này chủ yếu tham gia vào quá trình phát triển phôi, sửa chữa DNA, tính đa năng của tế bào gốc phôi và tiềm năng làm tổ của phôi. Trong đó, hầu hết các RNA được tăng cường phiên mã (663/707; 93,8%) trong phôi nang nuôi thuộc nhóm phôi nuôi cấy với nồng độ hai pha (5-2%) nồng so với những phôi nang nuôi trong một pha (5%)
Từ đây, nhóm nghiên cứu kết luận rằng kết quả của nghiên cứu cho thấy phương pháp sử dụng oxy hai pha (5–2%) cải thiện đáng kể kết quả IVF (tỷ lệ phôi nang hữu dụng và tổng số phôi nang cao hơn và tăng tỷ lệ trẻ sinh sống tích lũy) so với phương pháp nuôi cấy oxy đơn pha (5%) . Việc triển khai rộng rãi phương pháp nồng độ oxy hai pha (5–2%) để nuôi cấy phôi ở các trung tâm IVF có thể làm tăng “tỷ lệ mang con về nhà” cải thiện hiệu quả chi phí IVF và quản lý rủi ro ở các cặp vợ chồng hiếm muộn.
Mặc dù nghiên cứu chứng minh hiệu quả của phương pháp nuôi cấy hai pha, nhóm tác giả cũng đề nghị thực hiện thêm nhiều nghiên cứu đối chứng với cỡ mẫu lớn nhằm khắc phục hạn chế của nghiên cứu hiện tại như sự thay thế một số vật tư tiêu hao dùng để nuôi cấy phôi; chất lượng không đồng nhất của các lô môi trường nuôi cấy khác nhau; tiếp thu kinh nghiệm kỹ thuật đến sự phát triển của phôi và kết quả IVF. Hơn nữa, chu kì thứ hai thực hiện nuôi cấy đơn pha có sự chênh lệch tuổi mẹ theo thời gian so với chu kì thứ nhất có thể có tác động tiêu cực đến phôi. Đồng thời, khái niệm “phôi sử dụng được” là khác nhau giữa các trung tâm IVF nên cần có sự thống nhất chung về đánh giá phôi trong các nghiên cứu lâm sàng về sau.
Tài liệu tham khảo: Sophie Brouillet ,Chloé Baron ,Fatima Barry và cộng sự. Biphasic (5–2%) oxygen concentration strategy significantly improves the usable blastocyst and cumulative live birth rates in in vitro fertilization. Scientific Reports volume 11, Article number: 22461 (17 November 2021).
Trong quá trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), nhiều yếu tố ngoại sinh có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi thai người như ánh sáng, nhiệt độ và các hợp chất hóa học khác. Hiện nay, nhiều nhà khoa học đang theo đuổi nghiên cứu tăng kết quả IVF khi cải thiện vi môi trường trong ống nghiệm tương tự như các điều kiện in vivo trong cơ thể người để thúc đẩy sự phát triển của phôi và tăng tiềm năng làm tổ của phôi. Cách tiếp cận “back to nature” này liên quan đến nhiều thông số khác nhau như nhiệt độ, pH, thành phần môi trường nuôi cấy, đặc biệt là thành phần khí bên trong tủ cấy trong quá trình nuôi cấy phôi. Nhiều nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng về vai trò quan trọng của nồng độ oxy ( ) trong quá trình phát triển phôi trước khi chuyển vào tử cung người mẹ. Trong 40 năm qua, phần lớn các phòng thí nghiệm IVF trên toàn thế giới sử dụng nồng độ trong khí quyển (≈ 20%) để nuôi cấy phôi trước khi chuyển phôi nhằm hạn chế chi phí bổ sung liên quan đến việc sử dụng nồng độ . Tuy nhiên, một phân tích tổng hợp gần đây đã chứng minh sự gia tăng đáng kể tỷ lệ sinh sống khi sử dụng 5% so với 20% . Do đó, mức 5% hiện được sử dụng trong hầu hết các phòng thí nghiệm IVF để nuôi cấy phôi người trước khi chuyển phôi. Ở người, nồng độ là khoảng 5% trong ống dẫn trứng từ giai đoạn thụ tinh đến giai đoạn phôi phân chia và khoảng 2% trong tử cung từ phôi dâu đến giai đoạn phôi nang. Do đó, thực hiện hai pha (5–2%) được cho là phương pháp cần thiết nhất do hiện nay việc nuôi cấy đến giai đoạn phôi nang ngày càng phổ biến. Một số nghiên cứu báo cáo sự gia tăng đáng kể tỷ lệ phôi nang trong môi trường nuôi cấy với hai pha (5–2%) so với một pha (5%) nhưng những kết quả này vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Do đó, mục đích của nghiên cứu lâm sàng này là đánh giá tác động của nồng độ hai pha (5–2%) lên kết quả IVF so với phương pháp nuôi cấy một pha (5%) trong quá trình nuôi cấy phôi trong ống nghiệm. Mục tiêu chính là đánh giá tác động của nồng độ hai pha đối với sự phát triển phôi người trong ống nghiệm với tổng tỷ lệ phôi nang hữu dụng. Mục tiêu thứ hai của nghiên cứu là mô tả tác động của nồng độ hai pha đối với kết quả lâm sàng với tỷ lệ trẻ sinh sống. Ngoài ra, nghiên cứu còn thực hiện một nghiên cứu kèm theo phân tích biểu hiện gen ở hai nhóm nồng độ bằng phương pháp phiên mã.
Phương pháp:
Nghiên cứu hồi cứu quan sát được thực hiện tại Khoa Y học Sinh sản của Bệnh viện Đại học Montpellier từ tháng 6 năm 2014 đến tháng 3 năm 2019. 120 vợ chồng thực hiện IVF có phôi được nuôi cấy ở nồng độ một pha (5%) từ ngày chọc hút đến D6 trong chu kỳ IVF đầu tiên và ở nồng độ hai pha (5–2%) (tức là 5% từ D0 đến D3 và 2% từ D3 đến D6) trong chu kỳ IVF tiếp theo. Tiêu chí loại trừ của nghiên cứu bao gồm sử dụng tinh trùng thu nhận từ thủ thuật, có thực hiện chẩn đoán di truyền tiền làm tổ, sử dụng noãn được hiến tặng hoặc không có phôi đang phát triển ở D3. Sau cùng, 98 ca chuyển phôi từ 56 cặp vợ chồng sau khi nuôi cấy ở nồng độ một pha (5%) và 87 chuyển phôi từ 59 cặp vợ chồng sau khi nuôi cấy ở nồng độ (5–2%) hai pha được phân tích tỉ lệ trẻ sinh sống và phân tích biểu hiện gen của mỗi phôi bằng cách sử dụng Qiagen RNeasy Micro Kit trên RNA tổng số thu được.
Kết quả:
Thống kê cho thấy tuổi của phụ nữ (35,3 ± 4,4 tuổi so với 33,5 ± 4,6 tuổi, p <0,01) và tổng số chu kỳ IVF (2,7 ± 1,0 so với 1,6 ± 0,9, p <0,01) cao hơn đáng kể ở nhóm sử dụng nồng độ hai pha (5 –2% so với nhóm đối chứng oxy một pha (5%). Hơn nữa, tổng tỷ lệ phôi nang trong nhóm oxy hai pha (5–2%) cao hơn đáng kể so với nhóm một pha (5%) (44,4% (230/518) so với 54,8% (297/542), p=0,049) cũng như tỷ lệ phôi nang hữu dụng (21,8% (113/518) so với 32,8% (178/542), p=0,002) và tỷ lệ phôi nang hữu dụng ở D5 (9,1% (47/518) so với 19,9% (108/542), p =1,5 ×10-5). Tất cả các thông số khác tương tự nhau giữa các nhóm. Thêm vào đó, tỷ lệ trẻ sinh sống tích lũy cao hơn đáng kể ở nhóm oxy hai pha (5% -2%) so với một pha (5%) (10/56 (17,9%) so với 26/59 (44,1%), p=0,027). Kết quả phân tích gen trên các phôi nang được hiến tặng cho thấy 707 RNA được biểu hiện một cách khác biệt về chức năng giữa hai nhóm nồng độ oxy (giá trị p <0,05). Những gen này chủ yếu tham gia vào quá trình phát triển phôi, sửa chữa DNA, tính đa năng của tế bào gốc phôi và tiềm năng làm tổ của phôi. Trong đó, hầu hết các RNA được tăng cường phiên mã (663/707; 93,8%) trong phôi nang nuôi thuộc nhóm phôi nuôi cấy với nồng độ hai pha (5-2%) nồng so với những phôi nang nuôi trong một pha (5%)
Từ đây, nhóm nghiên cứu kết luận rằng kết quả của nghiên cứu cho thấy phương pháp sử dụng oxy hai pha (5–2%) cải thiện đáng kể kết quả IVF (tỷ lệ phôi nang hữu dụng và tổng số phôi nang cao hơn và tăng tỷ lệ trẻ sinh sống tích lũy) so với phương pháp nuôi cấy oxy đơn pha (5%) . Việc triển khai rộng rãi phương pháp nồng độ oxy hai pha (5–2%) để nuôi cấy phôi ở các trung tâm IVF có thể làm tăng “tỷ lệ mang con về nhà” cải thiện hiệu quả chi phí IVF và quản lý rủi ro ở các cặp vợ chồng hiếm muộn.
Mặc dù nghiên cứu chứng minh hiệu quả của phương pháp nuôi cấy hai pha, nhóm tác giả cũng đề nghị thực hiện thêm nhiều nghiên cứu đối chứng với cỡ mẫu lớn nhằm khắc phục hạn chế của nghiên cứu hiện tại như sự thay thế một số vật tư tiêu hao dùng để nuôi cấy phôi; chất lượng không đồng nhất của các lô môi trường nuôi cấy khác nhau; tiếp thu kinh nghiệm kỹ thuật đến sự phát triển của phôi và kết quả IVF. Hơn nữa, chu kì thứ hai thực hiện nuôi cấy đơn pha có sự chênh lệch tuổi mẹ theo thời gian so với chu kì thứ nhất có thể có tác động tiêu cực đến phôi. Đồng thời, khái niệm “phôi sử dụng được” là khác nhau giữa các trung tâm IVF nên cần có sự thống nhất chung về đánh giá phôi trong các nghiên cứu lâm sàng về sau.
Tài liệu tham khảo: Sophie Brouillet ,Chloé Baron ,Fatima Barry và cộng sự. Biphasic (5–2%) oxygen concentration strategy significantly improves the usable blastocyst and cumulative live birth rates in in vitro fertilization. Scientific Reports volume 11, Article number: 22461 (17 November 2021).
Các tin khác cùng chuyên mục:
Phác đồ kích thích buồng trứng ppos sử dụng corifollitropin alfa ở phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang có hiệu quả ngăn chặn tăng LH sớm và giảm số mũi tiêm so với phác đồ GnRH đối vận - Ngày đăng: 15-12-2021
Kỹ thuật đông lạnh noãn có làm gia tăng tỷ lệ phôi lệch bội? - Ngày đăng: 13-12-2021
Đặc điểm động học phát triển của phôi khảm - Ngày đăng: 13-12-2021
Mối tương quan giữa nồng độ progesterone vào ngày chọc hút trứng với các loại hormon cơ bản và kết quả điều trị hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 11-12-2021
Mối tương quan giữa nồng độ progesterone vào ngày chọc hút trứng với các loại hormon cơ bản và kết quả điều trị hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 11-12-2021
Mối tương quan giữa nồng độ progesterone vào ngày chọc hút trứng với các loại hormon cơ bản và kết quả điều trị hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 11-12-2021
Xác định giới tính phôi người không xâm lấn bằng cách sử dụng RT-PCR cho môi trường đã nuôi cấy phôi: một nghiên cứu chứng minh tính khả thi của ý tưởng - Ngày đăng: 09-12-2021
Tốc độ phát triển phôi nang ảnh hưởng đến kết quả thai ở các chu kỳ chuyển phôi trữ đơn phôi nang có chất lượng tương đồng - Ngày đăng: 09-12-2021
Bảo quản lạnh kéo dài ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả chuyển phôi sau chiến lược trữ phôi toàn bộ chọn lọc: Một nghiên cứu hồi cứu đa trung tâm - Ngày đăng: 06-12-2021
Kết quả lâm sàng của chuyển phôi tươi và chuyển phôi trữ ở phụ nữ ≥ 40 tuổi có đáp ứng buồng trứng kém - Ngày đăng: 06-12-2021
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK