Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin chuyên ngành
on Tuesday 20-10-2015 2:44am
Viết bởi: Administrator
Ths. Ds. Huỳnh Thị Ngọc Ngân

Theo một số dữ liệu từ cơ quan y tế công cộng của Anh và Mỹ, ốm nghén gây ảnh hưởng đến đời sống của hơn một nửa phụ nữ mang thai. Nhìn chung, tình trạng này có liên quan đến sự tăng nồng độ estrogen, giảm lượng đường trong máu và nhạy cảm với một số mùi. Tình trạng nghén thường xảy ra trong buổi sáng nhiều hơn và dần giảm đi trong ngày.

Ốm nghén cũng có thể được gọi là bệnh nôn nghén, là tình trạng buồn nôn và nôn của phụ nữ mang thai (chứng nôn nghén) hoặc là một dạng bệnh của phụ nữ mang thai.
Có lúc buồn nôn chỉ ở mức độ vừa, tuy nhiên, cũng có lúc thai phụ lại cảm thấy quá buồn nôn đến nỗi họ phải nôn.
Mặc dù ốm nghén cực kỳ khó chịu, nhưng nhìn chung bệnh này không gây ra các thay đổi đáng kể trong chuyển hóa của cơ thể. Hầu hết các trường hợp bệnh này sẽ tự khỏi khi qua giai đoạn đầu của thai kỳ.

Ốm nghén hầu như xảy ra trong suốt 3 tháng đầu của thai kỳ. Sau đây là một số mẹo nhỏ bạn có thể làm để giúp giảm bớt các triệu chứng khó chịu của ốm nghén.

1. Thư giãn

Hãy đảm bảo bạn có một giấc ngủ tốt – có thể dùng vải che mắt hoặc thậm chí kính đen để tránh ánh sáng chiếu vào mắt. Bên cạnh đó, bạn cũng nên nghĩ đến việc có một cái gối cho phụ nữ có thai để giúp hỗ trợ lưng và bụng khi bạn ngủ. 


 

Đôi lúc, bạn cũng nên tranh thủ chợp mắt tí xíu trong ngày vì điều này sẽ rất có ích. Tránh đi lòng vòng ngay sau khi ăn xong.     

2. Thức dậy từ từ

Đừng vội vàng thức dậy và bước ra khỏi giường một cách vội vã khi bạn thức dậy. Hãy dành cho bạn một ít thời gian trong lúc này.

3. Tránh một sô loại thức ăn

Tránh ăn các thức ăn có nhiều dầu mỡ và/hoặc chất cay. Và cũng nên tránh dùng café trong thời kỳ mang thai. 
 
4. Khẩu phần ăn – hãy chia nhỏ từng bữa

Luôn giữ bao tử của bạn lúc nào cũng có một lượng thức ăn trong đó là một điều rất quan trọng, vì có thể giúp làm giảm cơ hội xuất hiện các cơn buồn nôn – và nếu bạn làm thế, hầu như các triệu chứng ốm nghén sẽ được giảm đi. Nếu dạ dày đang trống rỗng, acid được tiết ra không có gì để tác động, ngoại trừ niêm mạc dạ dày, do đó, tình trạng buồn nôn sẽ càng tồi tệ hơn.

Bạn có thể chọn các loại bánh quy mặn, snack bơ đậu phộng hoặc các loại bánh có protein khác trước khi rời khỏi giường vào buổi sáng.

 
Khi ăn sáng, một ít nước ép lạnh như táo, lê, chuối hoặc bất kỳ loại trái cây nào khác sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Khoai tây nướng, mặc dù nhiều người cho là mùi vị không được ngon, nhưng lại là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Thành phần kali trong trái cây có thể giúp ngăn chặn tình trạng ốm nghén. Vào buổi tối, cố gắng ăn một ít bánh hoặc bữa ăn giàu protein trước khi đi ngủ, vì như thế sẽ giúp điều hòa lượng đường trong máu.

5. Tránh màn hình vi tính nhấp nháy

Sự nhấp nháy nhanh, mặc dù không đáng kể của màn hình máy vi tính có thể làm cho bạn bị nghén. Nếu bạn nhạy cảm với màn hình máy tính, hãy cố gắng tránh hoàn toàn việc sử dụng máy vi tính. Nếu bắt buộc phải sử dụng, bạn nên điều chỉnh màn hình với font chữ đậm và lớn hơn, và thay đổi hình nền với màu nâu nhẹ hoặc hồng nhẹ – điều này sẽ giúp giảm sự mỏi mắt.

6. Vận động thể chất

Một số phụ nữ mang thai cảm thấy rất khó để đi bộ một vòng khi họ đang cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên, rất nhiều người đã thực hiện và họ nhận ra vận động thể chất có thể giúp cải thiện triệu chứng rất nhiều. 

7. Đảm bảo uống đủ nước

Bởi vì nước là một thành phần chủ yếu để duy trì sức khỏe tốt, và càng quan trọng hơn đối với phụ nữ mang thai. Một số phụ nữ bị ốm nghén cảm thấy họ dường như không thể đáp ứng được yêu cầu 8 ly nước mỗi ngày, đặc biệt nếu dạ dày họ không thể chứa nổi lượng nước đó. Tuy nhiên, nếu bạn càng thiếu nước bao nhiêu thì tình trạng buồn nôn càng nặng bấy nhiêu.

Nếu bạn cảm thấy uống nước lọc là một điều khó khăn thì hãy thử thêm một ít giấm táo hoặc mật ong. Một số phụ nữ nói rằng sprite hoặc cola không cafein có thể giúp họ dễ uống hơn. Một vài viên đá nhỏ được làm từ nước lọc hoặc nước ép trái cây cũng có thể là một giải pháp hiệu quả. Nước mát lạnh thường sẽ giúp dễ uống hơn.   

8. Gừng

Trong nhiều năm qua, gừng đã được biết đến như một loại dược liệu giúp làm êm dịu dạ dày và các nghiên cứu cho thấy rằng gừng có thể làm giảm triệu chứng buồn nôn.
 

Nhấm nháp một lát gừng lạnh trong miệng hoặc cho lát gừng vào nước hoặc trà có thể giúp dạ dày dễ chịu hơn. Các loại thức ăn vặt như bánh mì gừng, bánh ngọt gừng cũng có thể có ích để phòng tránh cảm giác buồn nôn. 

9. Quản lý suy nghĩ của bạn

Việc cố gắng giúp tâm trí bạn không nghĩ đến cảm giác buồn nôn là một điều rất quan trọng. Hãy tìm một việc gì đó để làm. Đọc một quyển sách, giải câu đố, xem ti vi hay đi bộ một vòng quanh nhà sẽ giúp bạn loại bỏ suy nghĩ về buồn nôn và giúp bạn được thư giãn. Tuy nhiên, bạn cũng phải lắng nghe cơ thể của bạn, và dừng lại khi cần thiết.

10. Mặc quần áo rộng và mềm mại

Quần áo bó hoặc chật có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng ốm nghén. Các nghiên cứu cho thấy rằng một số phụ nữ mang thai bị ốm nghén đã cảm thấy dễ chịu hơn, thậm chí không còn buồn nôn khi họ chuyển từ mặc quần áo bó sang mặc quần áo rộng rãi. 

11. Thử dùng các vitamin cho trẻ em

Bạn có thể chuyển sang dùng các loại thuốc bổ chứa vitamin dùng cho trẻ em thay vì dùng các thuốc thông thường dành cho phụ nữ mang thai. Thuốc cho trẻ em thường sẽ dễ tiêu hóa hơn.

12. Ngửi một số mùi dễ chịu

Lá hương thảo tươi rất hiệu quả đối với ốm nghén.

Ốm nghén có liên quan đến mùi là do phụ nữ mang thai trở nên rất nhạy cảm với nhiều mùi. Có một số mùi khó chịu và nồng mà bạn không thể nào tránh khỏi có thể kích hoạt một cơn buồn nôn khó chịu. Khi đó, các mùi hương có hiệu quả, theo kinh nghiệm của các thai phụ, là chiết xuất chanh và/hoặc hương thảo.

13. Tránh các tác nhân kích thích

Có một số tác nhân kích thích có thể làm bạn cảm thấy buồn nôn và nhìn chung cảm thấy khó chịu do ốm nghén. Hầu hết phụ nữ sẽ nhận ra đó là gì. Tránh xa các tác nhân này càng nhiều càng tốt, và tần suất buồn nôn và/hoặc nôn ói của bạn sẽ giảm xuống cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng sẽ giảm theo.

14. Dùng thuốc điều trị trào ngược

Một số trường hợp, nôn và buồn nôn là do sự trào ngược acid dịch vị. Dùng thuốc kháng acid trước khi ngủ có thể giúp giảm nồng độ acid trong dịch vị và sau đó là giảm tình trạng nghén của bạn. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào trong suốt quá trình mang thai. 

15. Xem lại viên uống chứa sắt hoặc các thuốc đa vitamin chứa sắt

Một số phụ nữ cảm thấy buồn nôn mỗi khi uống các thuốc bổ sung sắt. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ để có thể chuyển sang dạng thuốc khác dễ phóng thích hơn hoặc thậm chí có thể dùng liều thấp hơn.

16. Bấm huyệt

Sự tạo áp lực lên một số điểm đặc biệt trên cơ thể để kiểm soát các triệu chứng cho thấy có thể giúp phụ nữ giảm tình trạng ốm nghén. Trường hợp này có thể bao gồm việc đeo một loại băng đặc biệt trên cẳng tay để giúp giảm tình trạng nghén.

17. Khám bác sĩ nếu nôn ói quá nhiều

Tình trạng nôn nghén quá nhiều có thể dẫn đến mất nước và thiếu hụt chất dinh dưỡng. Phụ nữ nôn nghén nhiều có thể sụt giảm trên 5% cân nặng so với trước khi có thai.

Trong mỗi 300 phụ nữ có thai thì có khoảng 1 người bị chứng nôn nghén quá mức. Thường tình trạng này sẽ không kéo dài quá 20 tuần của thai kỳ. Bác sĩ có thể yêu cầu thay đổi chế độ ăn, nghỉ ngơi nhiều và uống các thuốc kháng acid. Một số trường hợp nặng bác sĩ có thể yêu cầu truyền dịch và một số chất dinh dưỡng.

Nguồn: http://www.medicalnewstoday.com.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Thai chậm tăng trưởng trong tử cung - Ngày đăng: 04-08-2015
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK