Tin tức
on Friday 09-08-2024 10:09am
Danh mục: Tin quốc tế
CN. Trương Trần Minh Anh, ThS. Nguyễn Huyền Minh Thụy - IVF Tâm Anh
Leukocytospermia (tăng bạch cầu trong tinh dịch) được định nghĩa là sự hiện diện ≥ 1⨉106 tế bào bạch cầu/mL theo hướng dẫn của Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization - WHO) 2021, thường được xác định bằng xét nghiệm tinh dịch đồ ở nam giới thăm khám khả năng sinh sản, tỉ lệ mắc Leukocytospermia là 10-40%. Do tỉ lệ mắc phải tương đối cao nên người ta cho rằng Leukocytospermia có liên quan đến các thông số tinh dịch bất thường như giảm khả năng di động tiến tới, mật độ tinh trùng cũng như tỉ lệ thụ tinh và phát triển phôi. Cơ chế chính được đưa ra là do các gốc oxy hóa tự do tăng, khi có sự hiện diện của bạch cầu trong tinh dịch, gây tổn thương và ảnh hưởng tiêu cực đến tinh trùng. Về mặt lý thuyết, sự tăng bạch cầu trong tinh dịch có thể gây bất lợi đến kết quả phôi học bao gồm giảm tỉ lệ hình thành phôi nang và tăng tỉ lệ lệch bội. Tuy nhiên một số nghiên cứu cho thấy không có tác động bất lợi đáng kể. Vì vậy mục tiêu của bài nghiên cứu này là khảo sát sự ảnh hưởng của Leukocytospermia trên cỡ mẫu lớn đến kết quả lâm sàng và phôi học trong chu kỳ thụ tinh ống nghiệm (In vitro fertilization - IVF) với tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (Intracytoplasmic sperm injection - ICSI) và xét nghiệm di truyền lệch bội tiền làm tổ (Preimplantation genetic testing for aneuploidy - PGT-A).
Phương pháp:
Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu gồm 5425 chu kỳ từ tháng 1 năm 2012 đến tháng 12 năm 2021 tại Hiệp hội Y học sinh sản New Jersey. Kết quả chính là tỉ lệ sinh sống (Live birth rate - LBR). Kết quả phụ bao gồm tỉ lệ thai lâm sàng (Clinical pregnancy rate - CPR), tỉ lệ sảy thai lâm sàng (Clinical loss rate - CLR), tỉ lệ duy trì tiền làm tổ (Sustained implantation rate - SIR), tỉ lệ thụ tinh 2PN, tỉ lệ hình thành phôi nang và tỉ lệ lệch bội.
Kết quả:
Tỉ lệ Leukocytospermia là 33,9% (n=1843). Các đặc điểm cơ bản gồm tuổi, BMI, AMH, FSH ngày 3 là tương tự nhau trong các chu kỳ có và không có Leukocytospermia. Có sự khác biệt đáng kể trong các thông số xét nghiệm tinh dịch đồ gồm tổng số tinh trùng di động (triệu tinh trùng trên mỗi lần xuất tinh) (84,1% so với 78,7%, p=0,0023), mật độ tinh trùng (triệu tinh trùng trên ml) (63,1% so với 54,6%, p<0,01) cao hơn ở nhóm Leukocytospermia so với nhóm không mắc Leukocytospermia. Tỉ lệ LBR sau lần đầu chuyển phôi (62,3% so với 63%, p=0,625), CPR (73,3% so với 74,9%, p=0,213), tỉ lệ CLR (17,6% so với 16,7%, p=0,423), tỉ lệ SIR (64,4% so với 66%, p=0,305), tỉ lệ thụ tinh 2PN (87,7% so với 85,8%, p=0,791) và tỉ lệ hình thành phôi nang trên mỗi 2PN (56,7% so với 57,5%, p=0,116) là tương đương giữa nhóm Leukocytospermia và nhóm không mắc Leukocytospermia. Tỉ lệ lệch bội cao hơn một chút trong chu kỳ có Leukocytospermia nhưng không đạt đến mức có ý nghĩa thống kê (25,7% so với 24,4%, p=0,053).
Bàn luận:
Nghiên cứu này chứng minh sự hiện diện của bạch cầu trong tinh dịch không tác động tiêu cực đến kết quả ICSI. Mặc dù tỉ lệ lệch bội cao hơn ở nhóm Leukocytospermia nhưng không có ý nghĩa thống kê. Sự hiện diện của một số bạch cầu trong tinh dịch có thể có lợi cho việc kiểm soát miễn dịch, chất lượng và loại bỏ các tế bào tinh trùng bất thường, từ đó tạo điều kiện thành công cho quá trình thụ tinh. Lượng nhỏ các gốc oxy hóa tự do (ROS) được giải phóng khi có Leukocytospermia cũng có thể quan trọng đối với các bước liên quan đến sinh sản bao gồm khả năng hoạt hóa, phản ứng acrosome và dung hợp tinh trùng-noãn. Tuy nhiên, do tăng bạch cầu trong tinh dịch có thể dẫn đến tăng sự phân mảnh DNA nên việc trực tiếp đánh giá độ phân mảnh DNA tinh trùng trước khi điều trị có thể hữu ích hơn. Trong nghiên cứu này còn hạn chế vì kết quả chỉ đánh giá những bệnh nhân trải qua chu kỳ IVF với ICSI và PGT-A nên có thể những bất lợi tiềm ẩn của bạch cầu đã được khắc phục, không thể khái quát hóa cho những bệnh nhân trải qua chu kỳ IVF thông thường mà không thực hiện PGT-A. Cần có các nghiên cứu bổ sung phân loại kết quả dựa trên mức độ nghiêm trọng của Leukocytospermia để xác định giá trị ngưỡng cụ thể, mà trên mức đó Leukocytospermia có thể dẫn đến kết quả bất lợi, cũng như so sánh nhóm nam giới có khả năng sinh sản với nhóm vô sinh để xác định sự hiện diện này là bệnh lý hay chỉ là hiện tượng phổ biến.
Kết luận:
Đây là nghiên cứu lớn nhất cho đến nay chứng minh rằng sự hiện diện của Leukocytospermia (≥ 1⨉106 tế bào bạch cầu/mL tinh dịch) trong vòng 3 tháng trước khi thực hiện chu kỳ IVF với ICSI và PGT-A không ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả lâm sàng và phôi học.
Nguồn bài báo: Gill, Pavan, et al. Leukocytospermia does not negatively impact outcomes in in vitro fertilization cycles with intracytoplasmic sperm injection and preimplantation genetic testing for aneuploidy: findings from 5435 cycles. Journal of Assisted Reproduction and Genetics, 2024, 1-7.
Leukocytospermia (tăng bạch cầu trong tinh dịch) được định nghĩa là sự hiện diện ≥ 1⨉106 tế bào bạch cầu/mL theo hướng dẫn của Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization - WHO) 2021, thường được xác định bằng xét nghiệm tinh dịch đồ ở nam giới thăm khám khả năng sinh sản, tỉ lệ mắc Leukocytospermia là 10-40%. Do tỉ lệ mắc phải tương đối cao nên người ta cho rằng Leukocytospermia có liên quan đến các thông số tinh dịch bất thường như giảm khả năng di động tiến tới, mật độ tinh trùng cũng như tỉ lệ thụ tinh và phát triển phôi. Cơ chế chính được đưa ra là do các gốc oxy hóa tự do tăng, khi có sự hiện diện của bạch cầu trong tinh dịch, gây tổn thương và ảnh hưởng tiêu cực đến tinh trùng. Về mặt lý thuyết, sự tăng bạch cầu trong tinh dịch có thể gây bất lợi đến kết quả phôi học bao gồm giảm tỉ lệ hình thành phôi nang và tăng tỉ lệ lệch bội. Tuy nhiên một số nghiên cứu cho thấy không có tác động bất lợi đáng kể. Vì vậy mục tiêu của bài nghiên cứu này là khảo sát sự ảnh hưởng của Leukocytospermia trên cỡ mẫu lớn đến kết quả lâm sàng và phôi học trong chu kỳ thụ tinh ống nghiệm (In vitro fertilization - IVF) với tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (Intracytoplasmic sperm injection - ICSI) và xét nghiệm di truyền lệch bội tiền làm tổ (Preimplantation genetic testing for aneuploidy - PGT-A).
Phương pháp:
Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu gồm 5425 chu kỳ từ tháng 1 năm 2012 đến tháng 12 năm 2021 tại Hiệp hội Y học sinh sản New Jersey. Kết quả chính là tỉ lệ sinh sống (Live birth rate - LBR). Kết quả phụ bao gồm tỉ lệ thai lâm sàng (Clinical pregnancy rate - CPR), tỉ lệ sảy thai lâm sàng (Clinical loss rate - CLR), tỉ lệ duy trì tiền làm tổ (Sustained implantation rate - SIR), tỉ lệ thụ tinh 2PN, tỉ lệ hình thành phôi nang và tỉ lệ lệch bội.
Kết quả:
Tỉ lệ Leukocytospermia là 33,9% (n=1843). Các đặc điểm cơ bản gồm tuổi, BMI, AMH, FSH ngày 3 là tương tự nhau trong các chu kỳ có và không có Leukocytospermia. Có sự khác biệt đáng kể trong các thông số xét nghiệm tinh dịch đồ gồm tổng số tinh trùng di động (triệu tinh trùng trên mỗi lần xuất tinh) (84,1% so với 78,7%, p=0,0023), mật độ tinh trùng (triệu tinh trùng trên ml) (63,1% so với 54,6%, p<0,01) cao hơn ở nhóm Leukocytospermia so với nhóm không mắc Leukocytospermia. Tỉ lệ LBR sau lần đầu chuyển phôi (62,3% so với 63%, p=0,625), CPR (73,3% so với 74,9%, p=0,213), tỉ lệ CLR (17,6% so với 16,7%, p=0,423), tỉ lệ SIR (64,4% so với 66%, p=0,305), tỉ lệ thụ tinh 2PN (87,7% so với 85,8%, p=0,791) và tỉ lệ hình thành phôi nang trên mỗi 2PN (56,7% so với 57,5%, p=0,116) là tương đương giữa nhóm Leukocytospermia và nhóm không mắc Leukocytospermia. Tỉ lệ lệch bội cao hơn một chút trong chu kỳ có Leukocytospermia nhưng không đạt đến mức có ý nghĩa thống kê (25,7% so với 24,4%, p=0,053).
Bàn luận:
Nghiên cứu này chứng minh sự hiện diện của bạch cầu trong tinh dịch không tác động tiêu cực đến kết quả ICSI. Mặc dù tỉ lệ lệch bội cao hơn ở nhóm Leukocytospermia nhưng không có ý nghĩa thống kê. Sự hiện diện của một số bạch cầu trong tinh dịch có thể có lợi cho việc kiểm soát miễn dịch, chất lượng và loại bỏ các tế bào tinh trùng bất thường, từ đó tạo điều kiện thành công cho quá trình thụ tinh. Lượng nhỏ các gốc oxy hóa tự do (ROS) được giải phóng khi có Leukocytospermia cũng có thể quan trọng đối với các bước liên quan đến sinh sản bao gồm khả năng hoạt hóa, phản ứng acrosome và dung hợp tinh trùng-noãn. Tuy nhiên, do tăng bạch cầu trong tinh dịch có thể dẫn đến tăng sự phân mảnh DNA nên việc trực tiếp đánh giá độ phân mảnh DNA tinh trùng trước khi điều trị có thể hữu ích hơn. Trong nghiên cứu này còn hạn chế vì kết quả chỉ đánh giá những bệnh nhân trải qua chu kỳ IVF với ICSI và PGT-A nên có thể những bất lợi tiềm ẩn của bạch cầu đã được khắc phục, không thể khái quát hóa cho những bệnh nhân trải qua chu kỳ IVF thông thường mà không thực hiện PGT-A. Cần có các nghiên cứu bổ sung phân loại kết quả dựa trên mức độ nghiêm trọng của Leukocytospermia để xác định giá trị ngưỡng cụ thể, mà trên mức đó Leukocytospermia có thể dẫn đến kết quả bất lợi, cũng như so sánh nhóm nam giới có khả năng sinh sản với nhóm vô sinh để xác định sự hiện diện này là bệnh lý hay chỉ là hiện tượng phổ biến.
Kết luận:
Đây là nghiên cứu lớn nhất cho đến nay chứng minh rằng sự hiện diện của Leukocytospermia (≥ 1⨉106 tế bào bạch cầu/mL tinh dịch) trong vòng 3 tháng trước khi thực hiện chu kỳ IVF với ICSI và PGT-A không ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả lâm sàng và phôi học.
Nguồn bài báo: Gill, Pavan, et al. Leukocytospermia does not negatively impact outcomes in in vitro fertilization cycles with intracytoplasmic sperm injection and preimplantation genetic testing for aneuploidy: findings from 5435 cycles. Journal of Assisted Reproduction and Genetics, 2024, 1-7.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Đánh giá những vấn đề cấu trúc khi áp dụng tiêu chuẩn nghiêm ngặt trong đánh giá hình dạng tinh trùng - Ngày đăng: 05-08-2024
Mối liên quan giữa rối loạn giấc ngủ và vô sinh ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản ở Hoa Kỳ - Ngày đăng: 04-08-2024
Dự đoán kết cục lâm sàng theo các thông số tinh trùng, bao gồm phân mảnh DNA, trong trường hợp sảy thai liên tiếp - Ngày đăng: 01-08-2024
Đột biến PLCZ1 gây ra hiện tượng đa thụ tinh trong điều trị IVF - Ngày đăng: 01-08-2024
Kết quả sinh sản của phôi nang phát triển chậm: ý nghĩa lâm sàng của phôi nang nguyên bội ngày 7 trong chu kỳ chuyển phôi trữ - Ngày đăng: 31-07-2024
Tình trạng sức khỏe sinh sản nam giới hiện tại trên toàn cầu - Ngày đăng: 30-07-2024
So sánh kết quả lâm sàng về xếp loại hình thái phôi giữa chuyển phôi trữ ngày 5 và ngày 6 - Ngày đăng: 30-07-2024
Số lượng phôi phân chia có chất lượng tốt tối ưu để nuôi cấy và chuyển phôi giai đoạn phôi nang ở nhóm phụ nữ từ 38 tuổi - Ngày đăng: 30-07-2024
Tác động của thủy tinh hóa phôi đối với sức khỏe của trẻ đến giai đoạn hai tuổi, so sánh với chuyển phôi tươi - Ngày đăng: 30-07-2024
Ảnh hưởng của sự thay đổi điểm số phôi sau rã đông đến tỷ lệ thành công của chu kỳ chuyển phôi nguyên bội - Ngày đăng: 30-07-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK