ThS. Nguyễn Thị Thanh Tâm
Đơn vị HTSS IVFMD FAMILY, BVĐK Gia Đình, Đà Nẵng
Phôi thoát màng là một bước quan trọng trong chuỗi các sự kiện sinh lý dẫn đến sự làm tổ của phôi. Việc phôi nang không thoát màng có thể do những bất thường nội tại hoặc do màng trong suốt (Zona pelluKTCda - ZP), đây là một trong nhiều yếu tố gây hạn chế trong hiệu quả sinh sản ở người. Hỗ trợ thoát màng (Assisted hatching - AH) là làm mỏng hoặc phá vỡ màng trong suốt để tạo điều kiện cho phôi thoát khỏi màng và làm tổ vào nội mạc tử cung. Tuy nhiên, hiệu quả của AH có cải thiện kết quả lâm sàng trong hỗ trợ sinh sản hay không vẫn còn nhiều tranh luận. Các nghiên cứu trước đây cho thấy rằng các chu kỳ chuyển phôi trữ, AH sẽ không làm tăng tỷ lệ mang thai lâm sàng, làm tổ hoặc tỷ lệ trẻ sinh sống. Nhưng cũng có bằng chứng cho thấy AH phôi nang là một kỹ thuật hỗ trợ ở bệnh nhân lớn tuổi.
Đánh giá chất lượng phôi thường đánh giá thông qua hình thái gồm độ nở rộng khoang phôi, chất lượng tế bào lá nuôi (Trophectoderm - TE) và chất lượng khối tế bào bên trong (Inner cell mass - ICM). Trong đó, tế bào TE có vai trò quan trọng trong quá trình làm tổ, tham gia vào quá trình gắn kết, xâm lấn vào nội mạc tử cung. Trong các nghiên cứu trước đây không đưa ra sự khác biệt đáng kể khi so sánh kết quả mang thai sau AH ở phôi nang chuyển phôi trữ có chất lượng khác nhau. Hơn nữa, tốc độ nở rộng lại sau rã chưa được xem xét khi đánh giá tác dụng của AH.
Trong các chu kỳ đông lạnh, phôi nang có thể co lại hoặc giãn nở trở lại trong quá trình đông lạnh - rã đông, điều này có thể dẫn đến tổn thương tế bào và ảnh hưởng đến khả năng sống hoặc làm tổ của phôi. Trong các chu kỳ chuyển phôi trữ, tốc độ giãn nở lại sau khi rã thường được đánh giá, có nghiên cứu đã chỉ ra rằng khả năng nở trở lại kích thước của phôi nang sau rã là một yếu tố dự đoán tốt về khả năng làm tổ của phôi.
Sự tái giãn nở phôi nang là kết quả của dòng dịch ngoại bào vào phôi nang thông qua kênh aquaporin và sự tương tác của kênh natri trên tế bào lá nuôi. Tế bào lá nuôi được phân loại là tốt khi có khả năng bơm ion hiệu quả vào phôi nang và giúp thấm nước nội bào, dẫn đến sự tái nở rộng phôi nang.
Mục tiêu: Nghiên cứu ảnh hưởng của AH lên quá trình tái nở rộng phôi và kết quả làm tổ trong các chu kỳ chuyển phôi trữ đơn lẻ ở giai đoạn phôi nang. Đồng thời, đánh giá liệu các phôi nang có chất lượng tế bào TE khác nhau có kết quả khác nhau sau AH hay không.
Phương pháp: Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu bao gồm 4637 chu kỳ chuyển phôi trữ được thu thập số liệu tại một trung tâm từ tháng 8 năm 2019 đến tháng 4 năm 2024. Các chu kỳ được chia làm hai nhóm gồm nhóm có thực hiện AH bằng laser (1881 chu kỳ) và nhóm không thực hiện AH (2756 chu kỳ). Sau đó, hai nhóm được phân theo giai đoạn nuôi cấy là ngày 5 và ngày 6. Trong đó, 1242 chu kỳ ngày 5 thực hiện AH và 1507 chu kỳ ngày 5 không thực hiện AH, 639 chu kỳ ngày 6 thực hiện AH và 1249 chu kỳ không thực hiện AH. Sau đó, kết quả được phân tích cùng với chất lượng của tế bào TE.
Kết quả:
+ Nhóm AH có tổng cộng 1881 chu kỳ và nhóm không AH có 2756 chu kỳ. Có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa nhóm AH và không AH về giai đoạn nuôi cấy phôi nang. Nhóm AH có phôi nang ngày 5 chiếm ưu thế 66% tổng số phôi nang, trong khi nhóm không AH có 54,7% phôi nang ngày 5 (p<0,001).
+ Không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ làm tổ, mang thai, thai lâm sàng, thai diễn tiến, tỷ lệ trẻ sinh sống, thai ngoài tử cung và sẩy thai giữa hai nhóm. Tuy nhiên, sau khi phân theo cấp độ chất lượng TE, tỷ lệ mang thai cao hơn đáng kể ở nhóm AH so với nhóm không AH ở các chu kỳ có chất lượng TE kém (52,3%, 45,4%, p= 0,033).
+ Do tỷ lệ phôi nang ngày 5 và ngày 6 khác nhau ở hai nhóm, thực hiện phân tích phân nhóm dựa vào ngày hình thành phôi nang. Kết quả cho thấy các chu kỳ chuyển phôi nang ngày 5, không có sự khác biệt về kết quả mang thai giữa nhóm AH và nhóm không AH, tỷ lệ phôi nang nở rộng cũng tương đương. Trong các chu kỳ chuyển phôi nang ngày 6, cũng không có sự khác biệt về kết quả mang thai giữa nhóm AH và không AH, nhưng nhóm AH lại có tỷ lệ phôi nang nở rộng lại cao hơn (78,9%; 84%; p=0,006). Ngoài ra, kết quả phân tích hồi quy đa yếu tố không phát hiện thấy tác dụng của AH đối với tỷ lệ mang thai vào ngày 5 hoặc 6 với chất lượng TE bất kỳ.
+ Để làm rõ hơn ảnh hưởng của AH đến sự làm tổ của phôi, thực hiện phân tích hồi quy nhị phân về nhóm mang thai có beta-HCG (Beta-human chorionic gonadotropin) >25U/L và kết quả cho thấy: khi thực hiện AH hay không đều không ảnh hưởng đến tỷ lệ thai sinh (aOR: 1,064, KTC 95%: 0,938–1,206, P = 0,337). Tuy nhiên, chất lượng TE và phôi nang có nở rộng được hay không ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ mang thai. Phôi nang có chất lượng TE kém làm giảm sự làm tổ so với phôi nang chất lượng tốt (aOR: 0,835, KTC 95%: 0,717–0,973, p=0,021). Phôi được tái nở rộng làm tăng khả năng làm tổ lên 2,132 lần so với phôi không tái nở rộng (aOR: 3,131, 95% KTC: 2,587–3,790, p < 0,001). Ngoài ra, tuổi mẹ, giai đoạn phôi và độ dày nội mạc tử cung cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ mang thai.
+ Do tỷ lệ mang thai trong các chu kỳ có chất lượng TE kém khác nhau giữa nhóm AH và không AH, thực hiện phân tích hồi quy cho các chu kỳ này, kết quả cho thấy AH làm tăng khả năng làm tổ (aOR: 1,340, KTC 95%: 1,017–1,766, p= 0,038). Các phôi nang được nở rộng lại vẫn làm tăng khả năng làm tổ so với các phôi nang không tái nở rộng trong các chu kỳ này (aOR: 5,310, KTC 95%: 3,415–8,256, p< 0,001). Tuổi mẹ, giai đoạn phôi và độ dày nội mạc tử cũng tác động đến tỷ lệ mang thai.
+ Để xác định cách AH ảnh hưởng đến sự làm tổ của phôi và lý do tại sao kết quả lại khác nhau ở các phôi nang có chất lượng TE khác nhau. Kết quả là thực hiện AH ảnh hưởng tiêu cực đến tốc độ nở rộng lại của phôi nang ở tất cả các chu kỳ và cả chu kỳ có chất lượng TE kém (tất cả các chu kỳ: aOR: 0,774, 95% KTC: 0,646–0,827, p= 0,005; TE kém: aOR: 0,688, 95% KTC: 0,481–0,984, p= 0,040). Khi nghiên cứu tác động của AH đối với tỷ lệ mang thai khi không xem xét đến sự nở rộng lại và tiến hành phân tích hồi quy. Kết quả là AH không ảnh hưởng đến quả trình làm tổ ngay cả khi phôi nang có chất lượng TE kém (aOR: 1,236, 95% KTC: 0,948–1,611, p= 0,117).
+ Thực hiện hồi quy đa yếu tố cho các kết quả thai kỳ trong tất cả các chu kỳ cũng như chu kỳ có chất lượng TE kém và kết quả cho thấy, ngoại trừ tỷ lệ mang thai với beta-HCG >25 U/L, AH không có tác động đáng kể đến tỷ lệ mang thai lâm sàng, tỷ lệ thai diễn tiến, trẻ sinh sống và tỷ lệ sẩy thai
Thảo luận:
+ Thực hiện AH-laser có thể mang đến tích cực trong việc làm tổ của phôi ở các chu kỳ chuyển phôi trữ đơn phôi của các phôi nang với chất lượng TE kém, nhưng không tác động đến việc làm tổ của phôi trong các chu kỳ này.
+ AH-laser không ảnh hưởng đến tỷ lệ trẻ sinh sống hoặc các kết quả thai kỳ khác nhau trong bất kỳ chu kỳ nào.
+ AH-laser ảnh hưởng tiêu cực đến sự tái nở rộng phôi nang sau khi rã phôi.
+ Hiện nay, có một số quan điểm về AH: AH khắc phục tình trạng cứng ZP do nuôi cấy hoặc đông lạnh, tăng cường trao đổi chất chuyển hóa giữa phôi và nội mạc tử cung, độ dày ZP tăng lên có mối tương quan tiêu cực với làm tổ của phôi và phôi muốn làm tổ được phải thoát ra khỏi ZP. Tuy nhiên các nghiên cứu trước đây về tác động AH lên quá trình làm tổ trong các chu kỳ chuyển phôi trữ vẫn không đưa ra kết quả rõ ràng.
Kết luận: Thực hiện AH bằng laser ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng tái nở rộng phôi nang sau khi tiến hành đông lạnh và rã đông. Ngoài ra, AH bằng laser có thể có lợi cho quá trình làm tổ ở phôi nang có chất lượng TE kém.
Tài liệu tham khảo:
Jiang S, Jiang X, Mi Y, Sun X, Lyu Q, Li W. Laser-assisted hatching is assoKTCated with reduced re-expansion of vitrified-thawed blastocysts and has no significant effect on embryo implantation. J Ovarian Res. 2025 Jun 21;18(1):136. doi: 10.1186/s13048-025-01723-1. PMID: 40544282; PMKTCD: PMC12182662












Chủ nhật ngày 21 . 9 . 2025, Caravelle Hotel Saigon, Số 19 - 23 Công ...
Tiền Hội nghị: Trung tâm Hội nghị Grand Saigon, thứ bảy ngày ...
New World Saigon hotel, thứ bảy 14 tháng 06 năm 2025 (12:00 - 16:00)

Sách ra mắt ngày 11 . 7 . 2025 và gửi đến quý hội viên trước ...

Kính mời quý đồng nghiệp quan tâm đến hỗ trợ sinh sản tham ...

Y học sinh sản số 73 (Quý I . 2025) ra mắt ngày 20 . 3 . 2025 và ...