Tin tức
on Thursday 09-09-2021 6:16pm
Danh mục: Tin quốc tế
Nguyễn Thị Minh Phượng, Chuyên viên phôi học – IVFMD Tân Bình
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là một rối loạn nội tiết ảnh hưởng tới khoảng 5-10% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Các biểu hiện lâm sàng của nhóm bệnh nhân được chẩn đoán PCOS bao gồm cường androgen, không rụng trứng và/hoặc có hình thái đa nang trong buồng trứng, đây là các tình trạng có liên quan đến vô sinh. Các biến chứng của PCOS đã được đề cập thông qua nhiều nghiên cứu trước đây như tăng bất lợi cho thai nhi và trẻ sơ sinh, tỷ lệ mắc các hội chứng chuyển hóa và nguy cơ tim mạch cao hơn, giảm độ nhạy với insuline và khả năng dung nạp glucose dẫn tới tăng nguy cơ béo phì, bên cạnh đó khả năng ung thư nội mạc tử cung, trầm cảm cũng tăng cao và làm chất lượng cuộc sống giảm sút (Chen và cs., 2020; Zeng và cs., 2020).
Hiện nay, nhiều yếu tố môi trường được báo cáo có khả năng liên quan tới cơ chế bệnh sinh của PCOS. Trong các chất ô nhiễm tồn tại trong môi trường, Bisphenol A (BPA) đã được ghi nhận là một chất gây rối loạn nội tiết, làm trầm trọng hơn biểu hiện lâm sàng của hội chứng PCOS. BPA được ứng dụng trong sản xuất nhựa polycarbonate, chúng được tìm thấy trong bình nhựa có khả năng tái sử dụng, bình sữa trẻ em, đồ uống, hộp nhựa đựng thực phẩm, … (Diamanti-Kandarakis và cs., 2012).
BPA có cấu tạo tương tự estrogen nên có khả năng tác động đa dạng lên thụ thể estrogen. Ngoài ra, BPA cũng có thể ảnh hưởng tới nhiều con đường chuyển hóa khác thông qua việc kích hoạt/ức chế một số thụ thể như constitutive androstane receptor (CAR), pregnane X receptor (PXR), peroxisome proliferator-activated receptors (PPAR) (Medic Stojanoska và cs, 2017). Việc tiếp xúc liên tục với BPA liều lượng thấp trong điều kiện môi trường không đảm bảo có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về sức khỏe. Một số nghiên cứu cho thấy BPA có liên quan đến một số loại bệnh chuyển hóa như tiểu đường type II, giảm độ nhạy với insulin, rối loạn trong chuyển hóa glucose và lipid, tăng các nguy cơ tim mạch, …
Có rất nhiều các giả định liên quan tới sự ảnh hưởng của BPA đối với cơ chế bệnh sinh của hội chứng PCOS. Nghiên cứu này được thực hiện với mục đích trả lời câu hỏi sự phơi nhiễm với BPA có làm tăng các nguy cơ rối loạn chuyển hóa liên quan tới hội chứng PCOS hay không?
Nghiên cứu được thực hiện trên 29 bệnh nhân mắc hội chứng PCOS, độ tuổi từ 18-40. Các bệnh nhân này sẽ được đánh giá nồng độ BPA trong nước tiểu thông qua phương pháp sắc khí – khối phổ.
Một số kết quả thu nhận được:
Tài liệu tham khảo: Milanović, M., Milošević, N., Sudji, J., Stojanoski, S., Krstonošić, M. A., Bjelica, A., ... & Stojanoska, M. M. (2020). Can environmental pollutant bisphenol A increase metabolic risk in polycystic ovary syndrome?Clinica Chimica Acta, 507, 257-263.
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là một rối loạn nội tiết ảnh hưởng tới khoảng 5-10% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Các biểu hiện lâm sàng của nhóm bệnh nhân được chẩn đoán PCOS bao gồm cường androgen, không rụng trứng và/hoặc có hình thái đa nang trong buồng trứng, đây là các tình trạng có liên quan đến vô sinh. Các biến chứng của PCOS đã được đề cập thông qua nhiều nghiên cứu trước đây như tăng bất lợi cho thai nhi và trẻ sơ sinh, tỷ lệ mắc các hội chứng chuyển hóa và nguy cơ tim mạch cao hơn, giảm độ nhạy với insuline và khả năng dung nạp glucose dẫn tới tăng nguy cơ béo phì, bên cạnh đó khả năng ung thư nội mạc tử cung, trầm cảm cũng tăng cao và làm chất lượng cuộc sống giảm sút (Chen và cs., 2020; Zeng và cs., 2020).
Hiện nay, nhiều yếu tố môi trường được báo cáo có khả năng liên quan tới cơ chế bệnh sinh của PCOS. Trong các chất ô nhiễm tồn tại trong môi trường, Bisphenol A (BPA) đã được ghi nhận là một chất gây rối loạn nội tiết, làm trầm trọng hơn biểu hiện lâm sàng của hội chứng PCOS. BPA được ứng dụng trong sản xuất nhựa polycarbonate, chúng được tìm thấy trong bình nhựa có khả năng tái sử dụng, bình sữa trẻ em, đồ uống, hộp nhựa đựng thực phẩm, … (Diamanti-Kandarakis và cs., 2012).
BPA có cấu tạo tương tự estrogen nên có khả năng tác động đa dạng lên thụ thể estrogen. Ngoài ra, BPA cũng có thể ảnh hưởng tới nhiều con đường chuyển hóa khác thông qua việc kích hoạt/ức chế một số thụ thể như constitutive androstane receptor (CAR), pregnane X receptor (PXR), peroxisome proliferator-activated receptors (PPAR) (Medic Stojanoska và cs, 2017). Việc tiếp xúc liên tục với BPA liều lượng thấp trong điều kiện môi trường không đảm bảo có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về sức khỏe. Một số nghiên cứu cho thấy BPA có liên quan đến một số loại bệnh chuyển hóa như tiểu đường type II, giảm độ nhạy với insulin, rối loạn trong chuyển hóa glucose và lipid, tăng các nguy cơ tim mạch, …
Có rất nhiều các giả định liên quan tới sự ảnh hưởng của BPA đối với cơ chế bệnh sinh của hội chứng PCOS. Nghiên cứu này được thực hiện với mục đích trả lời câu hỏi sự phơi nhiễm với BPA có làm tăng các nguy cơ rối loạn chuyển hóa liên quan tới hội chứng PCOS hay không?
Nghiên cứu được thực hiện trên 29 bệnh nhân mắc hội chứng PCOS, độ tuổi từ 18-40. Các bệnh nhân này sẽ được đánh giá nồng độ BPA trong nước tiểu thông qua phương pháp sắc khí – khối phổ.
Một số kết quả thu nhận được:
- BPA được phát hiện trong nước tiểu của 48,28% người tham gia. Tỷ lệ vòng eo trên chiều cao (WtHR) cao hơn có ý nghĩa thống kê ở phụ nữ PCOS BPA (+) so với phụ nữ PCOS BPA (−) (p = 0,046).
- Nồng độ BPA trong nước tiểu và nồng độ insulin trong huyết thanh có mối tương quan thuận với nhau (p = 0,038).
- Giá trị BPA trong nước tiểu có liên quan đến giá trị HOMA-IR (chỉ số thể hiện khả năng kháng insulin) tăng và giảm mức HDL (chỉ số thể hiện cholesterol, đánh giá khả năng nguy cơ các bệnh tim mạch) so với mức ý nghĩa trung bình (p = 0,079 và p = 0,061). Nguy cơ tăng 3,75 lần (95% CI 0,7936–17,7203, z = 1,668, p = 0,095) đối với phụ nữ PCOS BPA (+) có mức testosterone trên giá trị tham chiếu.
Tài liệu tham khảo: Milanović, M., Milošević, N., Sudji, J., Stojanoski, S., Krstonošić, M. A., Bjelica, A., ... & Stojanoska, M. M. (2020). Can environmental pollutant bisphenol A increase metabolic risk in polycystic ovary syndrome?Clinica Chimica Acta, 507, 257-263.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Kết quả chu sinh của các sản phụ thực hiện IVF khi nhiễm SARS-CoV-2: Một nghiên cứu quan sát tiến cứu - Ngày đăng: 09-09-2021
Béo phì ở phụ nữ làm tăng nguy cơ sảy thai khi chuyển phôi nguyên bội - Ngày đăng: 09-09-2021
Béo phì ở phụ nữ làm tăng nguy cơ sảy thai khi chuyển phôi nguyên bội - Ngày đăng: 09-09-2021
Sử dụng thuốc lá có liên quan đến phôi nang phát triển chậm ngày 6 - Ngày đăng: 06-09-2021
Ảnh hưởng của việc lặp lại quá trình trữ rã sử dụng cryotip lên kết quả lâm sàng của phôi. - Ngày đăng: 06-09-2021
Các tổng quan hệ thống về châm cứu cho phụ nữ hiếm muộn thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm và chuyển phôi - Ngày đăng: 04-09-2021
Chỉ số khối cơ thể của người phụ nữ trước sinh có liên quan đến nhiễm sắc thể phôi và tỉ lệ sinh sống sau chuyển đơn phôi ngày 5 nguyên bội - Ngày đăng: 04-09-2021
Ảnh hưởng của béo phì trong hiếm muộn - Ngày đăng: 06-09-2021
Ảnh hưởng của thời điểm thụ tinh đến kết quả điều trị IVF cổ điển và ICSI - Ngày đăng: 04-09-2021
Hiệu quả của chuyển phôi đông lạnh từ r.ICSI trong các chu kỳ IVF cổ điển: Một nghiên cứu tổng quan hệ thống và phân tích gộp - Ngày đăng: 03-09-2021
HOẠT ĐỘNG
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK