Tin tức
on Monday 06-09-2021 2:54pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Duy Khang - IVF Vạn Hạnh
Chuyển phôi giai đoạn phôi nang đang là xu hướng tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản trên khắp thế giới, đặc biệt là trong chiến lược chuyển đơn phôi. Nhờ vào sự lựa chọn phôi tốt hơn, tỷ lệ làm tổ tăng khi chuyển phôi nang so với phôi phân chia (phôi ngày 2 đến ngày 3). Đồng thời, việc cải thiện và phát triển điều kiện nuôi cấy, dẫn đến ứng dụng rộng rãi nuôi cấy phôi kéo dài đến giai đoạn phôi nang, cho phép tự lựa chọn những phôi hữu dụng tốt hơn do quá trình kích hoạt bộ gen của phôi. Trong hầu hết trường hợp, phôi đạt đến giai đoạn phôi nang sau ngày 5 ngày nuôi cấy (day 5 – D5) từ lúc thụ tinh. Tuy nhiên, vẫn có các phôi phát triển chậm hơn và có thể đạt đến giai đoạn phôi nang vào ngày thứ 6 (day 6 – D6) hoặc chậm hơn, trong cùng điều kiện nuôi cấy.
Dữ liệu trong y văn chỉ ra rằng có sự khác biệt về kết quả hỗ trợ sinh sản (assisted reproductive technology – ART) giữa phôi nang D5 và phôi nang phát triển chậm D6. Sự phát triển chậm này có liên quan đến tỷ lệ mang thai thấp. Ngoài ra, sự đồng bộ giữa nội mạc tử cung và phôi nang thấp hơn trong trường hợp chuyển phôi tươi giai đoạn phôi nang D6. Trong chuyển phôi nang trữ lạnh – rã đông, tỷ lệ sinh sống ở phôi nang D6 thấp hơn đáng kể so với phôi nang D5. Qua đó cho thấy, phôi phát triển chậm có thể bị suy giảm tiềm năng làm tổ. Do đó, hiệu suất tốt hơn của phôi nang D5 không chỉ do sự đồng bộ giữa tuổi phôi và nội mạc tử cung mà còn do sự suy giảm tiềm năng làm tổ ở những phôi nang D6 phát triển chậm. Vì vậy, để tăng cơ hội mang thai trong lâm sàng, nếu có thể lựa chọn, nên ưu tiên sử dụng các phôi nang D5 hơn là các phôi nang D6. Ngoài ra, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của phôi nang D5 và D6 cần được nghiên cứu, đặc biệt việc nhận biết các nhân tố có hại ảnh hưởng đến sự phát triển chậm của phôi nang đến ngày 6 thay vì ngày 5 có thể giúp phòng ngừa, cải thiện kết quả ART. Do đó, mục tiêu của nghiên cứu này là xác định các yếu tố tiên lượng trong lâm sàng có liên quan đến thời gian nở rộng khoang phôi của phôi nang D5 so với D6.
Phương pháp: Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu từ tháng 11/2012 đến tháng 12/2018. Các bệnh nhân (n=1.103) được chỉ định thực hiện thụ tinh ống nghiệm (in vitro fertilization - IVF) hoặc tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (intracytoplasmic sperm injection - ICSI) trong các chu kỳ trữ phôi toàn bộ giai đoạn phôi nang. Tại D5, những phôi không nở được nuôi đến D6. Các bệnh nhân được chia thành hai nhóm: nhóm có toàn phôi ngày 5 (nhóm D5; n = 941) và nhóm có toàn phôi ngày 6 (nhóm D6; n = 162). Các phôi nang được phân loại theo tiêu chuẩn Gardner.
Kết quả: Không có sự khác biệt về độ tuổi, chỉ số BMI, nguyên nhân vô sinh, tiền sử sảy thai giữa hai nhóm. Bệnh nhân nhóm D6 có số lượng chu kỳ ART đã thực hiện nhiều hơn đáng kể (2,1 ± 1,4 so với 1,6 ± 1,1; P <0,001) và tỷ lệ nữ giới hút thuốc cao hơn đáng kể (13,6% so với 8,7%; P=0,05). Nồng độ hormone antimüllerian (AMH) trong huyết thanh thấp hơn ở nhóm D6 so với nhóm D5 (3,4 ± 2,6 ng/ml so với 4,2 ± 4,4 ng/ml; P=0,02), cũng như chỉ số AFC (18,7 ± 11,3 so với 22,2 ± 12,8; P <0,01), trong khi nồng độ FSH D3 và tỷ lệ bệnh nhân có mức AMH<1ng/ml tương tự giữa hai nhóm. Về đáp ứng buồng trứng, mặc dù sử dụng liều gonadotropin cao hơn ở nhóm D6 so với nhóm D5 (P<0,01), nồng độ E2 thấp hơn đáng kể (P=0,03) và số lượng noãn trung bình thu được ít hơn (P<0,01) ở nhóm D6 so với nhóm D5 dẫn đến số lượng phôi nang trung bình trong nhóm D6 thấp hơn so với nhóm D5 (P<0,01).
Nghiên cứu này chứng minh rằng, so với phôi nang D5, việc thu được duy nhất phôi nang D6 có liên quan đến hút thuốc ở nữ giới. Nữ giới hút thuốc lá ảnh hưởng xấu đến kết quả sinh sản. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ hút thuốc lá có tuổi mãn kinh trung bình thấp hơn và quá trình thoái hóa nang noãn tăng lên, dẫn đến giảm dự trữ buồng trứng. Một số tác giả đã báo cáo rằng phụ nữ hút thuốc có liên quan đến chỉ số AFC, số lượng noãn thu được, tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ thai lâm sàng thấp hơn. Các tác động của việc hút thuốc lá chủ yếu là do tác dụng dược lý của alkaloids trong thuốc lá (nicotin và chất chuyển hóa của nó là cotinine). Các cơ chế dẫn đến sự phát triển phôi chậm ở nữ giới hút thuốc lá có thể do độc tính của thành phần này lên buồng trứng, gây rối loạn quá trình sinh noãn và suy giảm sự phát triển nang noãn, tác động lên quá trình chuyển hóa và bài tiết hormone steroid. Trong nghiên cứu này, nhóm D6 đáp ứng buồng trứng giảm so với nhóm D5. Bên cạnh đó, tổng liều gonadotropins cao hơn, nồng độ E2 cũng như số noãn thu được và chỉ số AFC thấp hơn ở nhóm D6 có thể giải thích phần nào những khác biệt này. Việc hút thuốc lá ở phụ nữ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chuyển hóa estrogen, dẫn đến kích thích buồng trứng kém hiệu quả. Hơn nữa, hút thuốc lá có thể gây ra stress oxy hóa ở các tế bào hạt, thông qua sự biểu hiện quá mức có ý nghĩa thống kê của superoxide dismutase 2 và catalase mRNA ở người hút thuốc so với người không hút thuốc. Điều này có khả năng dẫn đến giảm chất lượng noãn và phôi.
Kết luận: Việc hút thuốc lá ở phụ nữ đang điều trị ART có liên quan đến tăng thời gian nở rộng khoang phôi của phôi nang. Những bệnh nhân hút thuốc lá có phôi nang ở D6 hơn là D5. Việc xác định các nhân tố có hại, ảnh hưởng đến sự phát triển phôi nang giúp cải thiện kết quả ART. Nghiên cứu này cho thấy mối tương quan giữa phụ nữ hút thuốc và sự phát triển chậm của phôi nang. Tuy nhiên, các nghiên cứu sâu hơn có thể thiết lập tác động gây bệnh bằng cách kiểm tra hiệu quả của việc cai thuốc lá đối với sự phát triển của phôi nang.
Nguồn: Bourdon M., Ferreux L., Maignien C., và cộng sự (2020). Tobacco consumption is associated with slow-growing day-6 blastocysts. F&S Reports, 1(1), 30-36
Chuyển phôi giai đoạn phôi nang đang là xu hướng tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản trên khắp thế giới, đặc biệt là trong chiến lược chuyển đơn phôi. Nhờ vào sự lựa chọn phôi tốt hơn, tỷ lệ làm tổ tăng khi chuyển phôi nang so với phôi phân chia (phôi ngày 2 đến ngày 3). Đồng thời, việc cải thiện và phát triển điều kiện nuôi cấy, dẫn đến ứng dụng rộng rãi nuôi cấy phôi kéo dài đến giai đoạn phôi nang, cho phép tự lựa chọn những phôi hữu dụng tốt hơn do quá trình kích hoạt bộ gen của phôi. Trong hầu hết trường hợp, phôi đạt đến giai đoạn phôi nang sau ngày 5 ngày nuôi cấy (day 5 – D5) từ lúc thụ tinh. Tuy nhiên, vẫn có các phôi phát triển chậm hơn và có thể đạt đến giai đoạn phôi nang vào ngày thứ 6 (day 6 – D6) hoặc chậm hơn, trong cùng điều kiện nuôi cấy.
Dữ liệu trong y văn chỉ ra rằng có sự khác biệt về kết quả hỗ trợ sinh sản (assisted reproductive technology – ART) giữa phôi nang D5 và phôi nang phát triển chậm D6. Sự phát triển chậm này có liên quan đến tỷ lệ mang thai thấp. Ngoài ra, sự đồng bộ giữa nội mạc tử cung và phôi nang thấp hơn trong trường hợp chuyển phôi tươi giai đoạn phôi nang D6. Trong chuyển phôi nang trữ lạnh – rã đông, tỷ lệ sinh sống ở phôi nang D6 thấp hơn đáng kể so với phôi nang D5. Qua đó cho thấy, phôi phát triển chậm có thể bị suy giảm tiềm năng làm tổ. Do đó, hiệu suất tốt hơn của phôi nang D5 không chỉ do sự đồng bộ giữa tuổi phôi và nội mạc tử cung mà còn do sự suy giảm tiềm năng làm tổ ở những phôi nang D6 phát triển chậm. Vì vậy, để tăng cơ hội mang thai trong lâm sàng, nếu có thể lựa chọn, nên ưu tiên sử dụng các phôi nang D5 hơn là các phôi nang D6. Ngoài ra, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của phôi nang D5 và D6 cần được nghiên cứu, đặc biệt việc nhận biết các nhân tố có hại ảnh hưởng đến sự phát triển chậm của phôi nang đến ngày 6 thay vì ngày 5 có thể giúp phòng ngừa, cải thiện kết quả ART. Do đó, mục tiêu của nghiên cứu này là xác định các yếu tố tiên lượng trong lâm sàng có liên quan đến thời gian nở rộng khoang phôi của phôi nang D5 so với D6.
Phương pháp: Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu từ tháng 11/2012 đến tháng 12/2018. Các bệnh nhân (n=1.103) được chỉ định thực hiện thụ tinh ống nghiệm (in vitro fertilization - IVF) hoặc tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (intracytoplasmic sperm injection - ICSI) trong các chu kỳ trữ phôi toàn bộ giai đoạn phôi nang. Tại D5, những phôi không nở được nuôi đến D6. Các bệnh nhân được chia thành hai nhóm: nhóm có toàn phôi ngày 5 (nhóm D5; n = 941) và nhóm có toàn phôi ngày 6 (nhóm D6; n = 162). Các phôi nang được phân loại theo tiêu chuẩn Gardner.
Kết quả: Không có sự khác biệt về độ tuổi, chỉ số BMI, nguyên nhân vô sinh, tiền sử sảy thai giữa hai nhóm. Bệnh nhân nhóm D6 có số lượng chu kỳ ART đã thực hiện nhiều hơn đáng kể (2,1 ± 1,4 so với 1,6 ± 1,1; P <0,001) và tỷ lệ nữ giới hút thuốc cao hơn đáng kể (13,6% so với 8,7%; P=0,05). Nồng độ hormone antimüllerian (AMH) trong huyết thanh thấp hơn ở nhóm D6 so với nhóm D5 (3,4 ± 2,6 ng/ml so với 4,2 ± 4,4 ng/ml; P=0,02), cũng như chỉ số AFC (18,7 ± 11,3 so với 22,2 ± 12,8; P <0,01), trong khi nồng độ FSH D3 và tỷ lệ bệnh nhân có mức AMH<1ng/ml tương tự giữa hai nhóm. Về đáp ứng buồng trứng, mặc dù sử dụng liều gonadotropin cao hơn ở nhóm D6 so với nhóm D5 (P<0,01), nồng độ E2 thấp hơn đáng kể (P=0,03) và số lượng noãn trung bình thu được ít hơn (P<0,01) ở nhóm D6 so với nhóm D5 dẫn đến số lượng phôi nang trung bình trong nhóm D6 thấp hơn so với nhóm D5 (P<0,01).
Nghiên cứu này chứng minh rằng, so với phôi nang D5, việc thu được duy nhất phôi nang D6 có liên quan đến hút thuốc ở nữ giới. Nữ giới hút thuốc lá ảnh hưởng xấu đến kết quả sinh sản. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ hút thuốc lá có tuổi mãn kinh trung bình thấp hơn và quá trình thoái hóa nang noãn tăng lên, dẫn đến giảm dự trữ buồng trứng. Một số tác giả đã báo cáo rằng phụ nữ hút thuốc có liên quan đến chỉ số AFC, số lượng noãn thu được, tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ thai lâm sàng thấp hơn. Các tác động của việc hút thuốc lá chủ yếu là do tác dụng dược lý của alkaloids trong thuốc lá (nicotin và chất chuyển hóa của nó là cotinine). Các cơ chế dẫn đến sự phát triển phôi chậm ở nữ giới hút thuốc lá có thể do độc tính của thành phần này lên buồng trứng, gây rối loạn quá trình sinh noãn và suy giảm sự phát triển nang noãn, tác động lên quá trình chuyển hóa và bài tiết hormone steroid. Trong nghiên cứu này, nhóm D6 đáp ứng buồng trứng giảm so với nhóm D5. Bên cạnh đó, tổng liều gonadotropins cao hơn, nồng độ E2 cũng như số noãn thu được và chỉ số AFC thấp hơn ở nhóm D6 có thể giải thích phần nào những khác biệt này. Việc hút thuốc lá ở phụ nữ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chuyển hóa estrogen, dẫn đến kích thích buồng trứng kém hiệu quả. Hơn nữa, hút thuốc lá có thể gây ra stress oxy hóa ở các tế bào hạt, thông qua sự biểu hiện quá mức có ý nghĩa thống kê của superoxide dismutase 2 và catalase mRNA ở người hút thuốc so với người không hút thuốc. Điều này có khả năng dẫn đến giảm chất lượng noãn và phôi.
Kết luận: Việc hút thuốc lá ở phụ nữ đang điều trị ART có liên quan đến tăng thời gian nở rộng khoang phôi của phôi nang. Những bệnh nhân hút thuốc lá có phôi nang ở D6 hơn là D5. Việc xác định các nhân tố có hại, ảnh hưởng đến sự phát triển phôi nang giúp cải thiện kết quả ART. Nghiên cứu này cho thấy mối tương quan giữa phụ nữ hút thuốc và sự phát triển chậm của phôi nang. Tuy nhiên, các nghiên cứu sâu hơn có thể thiết lập tác động gây bệnh bằng cách kiểm tra hiệu quả của việc cai thuốc lá đối với sự phát triển của phôi nang.
Nguồn: Bourdon M., Ferreux L., Maignien C., và cộng sự (2020). Tobacco consumption is associated with slow-growing day-6 blastocysts. F&S Reports, 1(1), 30-36
Các tin khác cùng chuyên mục:
Ảnh hưởng của việc lặp lại quá trình trữ rã sử dụng cryotip lên kết quả lâm sàng của phôi. - Ngày đăng: 06-09-2021
Các tổng quan hệ thống về châm cứu cho phụ nữ hiếm muộn thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm và chuyển phôi - Ngày đăng: 04-09-2021
Chỉ số khối cơ thể của người phụ nữ trước sinh có liên quan đến nhiễm sắc thể phôi và tỉ lệ sinh sống sau chuyển đơn phôi ngày 5 nguyên bội - Ngày đăng: 04-09-2021
Ảnh hưởng của béo phì trong hiếm muộn - Ngày đăng: 06-09-2021
Ảnh hưởng của thời điểm thụ tinh đến kết quả điều trị IVF cổ điển và ICSI - Ngày đăng: 04-09-2021
Hiệu quả của chuyển phôi đông lạnh từ r.ICSI trong các chu kỳ IVF cổ điển: Một nghiên cứu tổng quan hệ thống và phân tích gộp - Ngày đăng: 03-09-2021
Số lượng noãn hoặc phôi cần để tối ưu hoá tỉ lệ sinh sống và tỉ lệ sinh sống cộng dồn trong các chu kỳ IVF kích thích buồng trứng nhẹ - Ngày đăng: 03-09-2021
Mối tương quan giữa kết quả thụ tinh bất thường trong ICSI và các thông số tinh dịch đồ bất thường: một nghiên cứu quan sát hồi cứu trên 1855 trường hợp - Ngày đăng: 03-09-2021
Kết quả ICSI trên 117 bệnh nhân có bất thường tinh trùng đuôi ngắn nghiêm trọng trong một nghiên cứu quan sát hồi cứu - Ngày đăng: 02-09-2021
Kết quả IVF cộng dồn sau khi thu nhận tinh trùng từ tinh hoàn: chúng ta có nên sử dụng tinh trùng bất động cho ICSI? - Ngày đăng: 02-09-2021
TINH TRÙNG ĐẦU KIM VÀ KẾT QUẢ TIÊM TINH TRÙNG VÀO BÀO TƯƠNG NOÃN (ICSI) - Ngày đăng: 30-08-2021
HOẠT ĐỘNG
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK