Tin tức
on Saturday 28-08-2021 3:46pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Thị Thu Thảo - IVFMD Bình Dương
Các yếu tố như di truyền, béo phì, nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục và các yếu tố lối sống đóng những vai trò quan trọng trong vô sinh, việc phơi nhiễm rộng rãi và liên tục với các chất gây ô nhiễm môi trường, bao gồm kim loại độc hại và metalloids, cũng có thể là yếu tố quan trọng trong vô sinh. Phụ nữ tiếp xúc với asen (As), một metalloid, và các kim loại nặng độc hại như thủy ngân (Hg), cadmium (Cd) và chì (Pb) thông qua chế độ ăn uống và khói thuốc lá. Mặc dù các kết quả không nhất quán, việc tiếp xúc với As, Hg, Cd và Pb có liên quan đến việc giảm khả năng sinh sản ở các cặp vợ chồng thụ thai tự nhiên và có hỗ trợ. Asen, Hg, Cd và Pb làm tăng stress oxy hóa (oxidative stress - OS): sự mất cân bằng của ROS (reactive oxygen species) và hoạt động của enzyme chống oxy hóa (antioxidant - AOX), điều này có khả năng ảnh hưởng đến khả năng phát triển của noãn và sau đó là quá trình thụ thai. Hầu hết các điều tra dịch tễ học trước đây đã sử dụng máu và nước tiểu làm dấu hiệu sinh học về việc tiếp xúc với các yếu tố độc hại, trong khi một số ít sử dụng dịch nang buồng trứng (follicular fluid - FF) như một dấu hiệu sinh học của sự phơi nhiễm. FF buồng trứng bao quanh noãn, phản ánh trực tiếp vi môi trường phát triển của nó. Do đó, nồng độ các nguyên tố độc hại trong FF có thể cung cấp các chỉ số chính xác hơn về liều hiệu quả sinh học ảnh hưởng đến kết quả sinh sản, so với máu hoặc nước tiểu. Do đó, Celeste D Butts và cộng sự (2021) đã thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá mối liên quan giữa As, Hg, Cd và Pb trong FF và kết quả của thụ tinh trong ống nghiệm (in vitro fertilization – IVF). Bên cạnh đó, nghiên cứu còn đánh giá hoạt động của enzyme AOX như một cơ chế tiềm năng, để có thể có những kết quả hữu ích để đưa vào can thiệp lâm sàng nhằm cải thiện kết quả IVF và dẫn lối các nghiên cứu trong tương lai.
Nghiên cứu tiến cứu trên 56 phụ nữ trải qua IVF, từ tháng 10 năm 2015 đến tháng 6 năm 2017. FF được thu thập để phân tích vào ngày lấy noãn. As, Cd, Hg và Pb được xác định trong 197 mẫu FF. Hoạt động của glutathione peroxidase, glutathione reductase, glutathione-S-transferase tổng, superoxide dismutase, arylesterase và paraoxonase (PON1p) trong FF được đo bằng các xét nghiệm enzyme động học.
Kết quả cho thấy có các mối liên quan không tuyến tính được phát hiện, trong đó tỉ lệ thai sinh hóa (P = 0,05) và trẻ sinh sống (P = 0,05) thấp hơn liên quan đến FF Hg lớn hơn ∼0,51 µg/l Hg, được điều chỉnh theo tuổi, chủng tộc, hút thuốc lá và gần đây có tiêu thụ hải sản. FF Pb cao hơn cũng liên quan đến tỉ lệ trẻ sinh sống thấp hơn (P = 0,05). Ngoài ra, nghiên cứu cũng tìm thấy một gợi ý, mặc dù ước tính không chính xác, rằng có tác động trung gian đối kháng của hoạt động PON1p đối với mối liên quan giữa FF Pb và trẻ sinh sống.
Nghiên cứu cho thấy FF Hg có liên quan đến tỉ lệ thai sinh hóa và trẻ sinh sống thấp hơn, và FF Pb cao hơn có liên quan đến tỉ lệ trẻ sinh sống thấp hơn ở phụ nữ đang điều trị IVF. Ngoài ra, hoạt động của enzyme AOX dường như không phải là một con đường chính mà qua đó các yếu tố độc hại ảnh hưởng đến kết quả IVF. Nghiên cứu cung cấp cái nhìn sâu sắc về sinh học cơ bản mối quan hệ giữa phơi nhiễm các yếu tố độc hại và kết quả IVF và giúp đưa ra các khuyến nghị lâm sàng để hạn chế sự phơi nhiễm của bệnh nhân với Hg và Pb và cuối cùng là cải thiện tỷ lệ thành công của IVF.
Tài liệu tham khảo: Celeste D. Butts, Michael S. Bloom, Alexandra McGough và cộng sự. Toxic elements in follicular fluid adversely influence the likelihood of pregnancy and live birth in women undergoing IVF. Human Reproduction Open. 2021.
Các yếu tố như di truyền, béo phì, nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục và các yếu tố lối sống đóng những vai trò quan trọng trong vô sinh, việc phơi nhiễm rộng rãi và liên tục với các chất gây ô nhiễm môi trường, bao gồm kim loại độc hại và metalloids, cũng có thể là yếu tố quan trọng trong vô sinh. Phụ nữ tiếp xúc với asen (As), một metalloid, và các kim loại nặng độc hại như thủy ngân (Hg), cadmium (Cd) và chì (Pb) thông qua chế độ ăn uống và khói thuốc lá. Mặc dù các kết quả không nhất quán, việc tiếp xúc với As, Hg, Cd và Pb có liên quan đến việc giảm khả năng sinh sản ở các cặp vợ chồng thụ thai tự nhiên và có hỗ trợ. Asen, Hg, Cd và Pb làm tăng stress oxy hóa (oxidative stress - OS): sự mất cân bằng của ROS (reactive oxygen species) và hoạt động của enzyme chống oxy hóa (antioxidant - AOX), điều này có khả năng ảnh hưởng đến khả năng phát triển của noãn và sau đó là quá trình thụ thai. Hầu hết các điều tra dịch tễ học trước đây đã sử dụng máu và nước tiểu làm dấu hiệu sinh học về việc tiếp xúc với các yếu tố độc hại, trong khi một số ít sử dụng dịch nang buồng trứng (follicular fluid - FF) như một dấu hiệu sinh học của sự phơi nhiễm. FF buồng trứng bao quanh noãn, phản ánh trực tiếp vi môi trường phát triển của nó. Do đó, nồng độ các nguyên tố độc hại trong FF có thể cung cấp các chỉ số chính xác hơn về liều hiệu quả sinh học ảnh hưởng đến kết quả sinh sản, so với máu hoặc nước tiểu. Do đó, Celeste D Butts và cộng sự (2021) đã thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá mối liên quan giữa As, Hg, Cd và Pb trong FF và kết quả của thụ tinh trong ống nghiệm (in vitro fertilization – IVF). Bên cạnh đó, nghiên cứu còn đánh giá hoạt động của enzyme AOX như một cơ chế tiềm năng, để có thể có những kết quả hữu ích để đưa vào can thiệp lâm sàng nhằm cải thiện kết quả IVF và dẫn lối các nghiên cứu trong tương lai.
Nghiên cứu tiến cứu trên 56 phụ nữ trải qua IVF, từ tháng 10 năm 2015 đến tháng 6 năm 2017. FF được thu thập để phân tích vào ngày lấy noãn. As, Cd, Hg và Pb được xác định trong 197 mẫu FF. Hoạt động của glutathione peroxidase, glutathione reductase, glutathione-S-transferase tổng, superoxide dismutase, arylesterase và paraoxonase (PON1p) trong FF được đo bằng các xét nghiệm enzyme động học.
Kết quả cho thấy có các mối liên quan không tuyến tính được phát hiện, trong đó tỉ lệ thai sinh hóa (P = 0,05) và trẻ sinh sống (P = 0,05) thấp hơn liên quan đến FF Hg lớn hơn ∼0,51 µg/l Hg, được điều chỉnh theo tuổi, chủng tộc, hút thuốc lá và gần đây có tiêu thụ hải sản. FF Pb cao hơn cũng liên quan đến tỉ lệ trẻ sinh sống thấp hơn (P = 0,05). Ngoài ra, nghiên cứu cũng tìm thấy một gợi ý, mặc dù ước tính không chính xác, rằng có tác động trung gian đối kháng của hoạt động PON1p đối với mối liên quan giữa FF Pb và trẻ sinh sống.
Nghiên cứu cho thấy FF Hg có liên quan đến tỉ lệ thai sinh hóa và trẻ sinh sống thấp hơn, và FF Pb cao hơn có liên quan đến tỉ lệ trẻ sinh sống thấp hơn ở phụ nữ đang điều trị IVF. Ngoài ra, hoạt động của enzyme AOX dường như không phải là một con đường chính mà qua đó các yếu tố độc hại ảnh hưởng đến kết quả IVF. Nghiên cứu cung cấp cái nhìn sâu sắc về sinh học cơ bản mối quan hệ giữa phơi nhiễm các yếu tố độc hại và kết quả IVF và giúp đưa ra các khuyến nghị lâm sàng để hạn chế sự phơi nhiễm của bệnh nhân với Hg và Pb và cuối cùng là cải thiện tỷ lệ thành công của IVF.
Tài liệu tham khảo: Celeste D. Butts, Michael S. Bloom, Alexandra McGough và cộng sự. Toxic elements in follicular fluid adversely influence the likelihood of pregnancy and live birth in women undergoing IVF. Human Reproduction Open. 2021.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Ảnh hưởng của hình thái phôi nang và tốc độ phát triển đối với chiến lược chuyển phôi nang loại “C” trong chu kì chuyển phôi đông lạnh - Ngày đăng: 28-08-2021
Hiệu quả lâm sàng của việc kết hợp các kỹ thuật xét nghiệm di truyền tiền làm tổ trên những bệnh nhân beta-thalasemia/hemoglobin e. Nghiên cứu hồi cứu đơn trung tâm - Ngày đăng: 28-08-2021
Mười một trường hợp trẻ sinh sống khỏe mạnh: Kết quả của kỹ thuật xét nghiệm di truyền tiền làm tổ phôi lệch bội kết hợp chẩn đoán đồng thời bệnh α- và β-thalassemia - Ngày đăng: 28-08-2021
Đánh giá tác động của nhiễm SARS-CoV-2 không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ lên khả năng sinh sản của nữ giới và kết quả thụ tinh ống nghiệm: một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu - Ngày đăng: 28-08-2021
Nghiên cứu ngẫu nhiên đa trung tâm so sánh hiệu quả giữa hệ thống thủy tinh hóa phôi mở và hệ thống kín bán tự động - Ngày đăng: 25-08-2021
Stress oxi hóa và vô sinh nam - Ngày đăng: 25-08-2021
Resolvin E1 trong dịch nang là dấu ấn sinh học tiềm năng và cải thiện sự phát triển của noãn nhờ tối ưu tế bào cumulus - Ngày đăng: 24-08-2021
Noãn ngừng trưởng thành do đột biến PATL2 dẫn đến vô sinh nữ - Ngày đăng: 24-08-2021
Mối quan hệ giữa phân loại hình thái phôi và tỷ lệ làm tổ của phôi nang nguyên bội - Ngày đăng: 24-08-2021
HỆ THỐNG ĐIỂM PHÂN LOẠI TIỀN NHÂN CẢI THIỆN VIỆC TIÊN LƯỢNG KHẢ NĂNG LÀM TỔ THÀNH CÔNG CỦA PHÔI TRONG CÁC CHU KỲ ICSI - Ngày đăng: 24-08-2021
HOẠT ĐỘNG
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK