Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin chuyên ngành
on Thursday 23-07-2020 3:15pm
Viết bởi: Administrator

ĐD Hoàng Thị Thanh - IVFAS

Vô sinh là vấn đề rất phổ biến trong xã hội hiện nay. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra vô sinh đã được biết đến như lạc nội mạc tử cung, tắc ống dẫn trứng, tinh trùng yếu, tắc ống dẫn tinh... Tuy nhiên, có một số nguyên nhân vẫn chưa được tìm thấy và có rất ít người biết được rối loạn giấc ngủ có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh sản.

Phân loại rối loạn giấc ngủ

Có nhiều cách phân loại giấc ngủ (ICSD, DSM-IV, ICD-10). Theo phân loại quốc tế ICSD, có 2 loại rối loạn giấc ngủ thường gặp nhất. Đó là rối loạn giấc ngủ liên quan đến rối loạn tâm trạng (32,3%) và mất ngủ tâm sinh lý tâm thần (12,5%) [1]. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn giấc ngủ trong đó phải kể đến những rối loạn nhịp sinh học ngày đêm, mất ngủ do vệ sinh giấc ngủ kém, mất ngủ do bệnh lý nội khoa, mất ngủ do thuốc hay sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá... Ngoài ra, có một số rối loạn liên quan đến tâm thần như nguyên nhân thần kinh, tâm lý, bệnh lý tâm thần... [2].
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ và rối loạn giấc ngủ
 
Stress, trầm cảm

Đây là một quá trình hạn chế nội tại của giấc ngủ, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, tổn thương tâm lý và  hậu quả nghiêm trọng về chuyển hóa, nội tiết và miễn dịch. Với cuộc sống hiện đại, giấc ngủ càng bị rút ngắn, các áp lực từ công việc và cuộc sống tăng lên tác động đến hệ thần kinh làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, từ những rối loạn đến mức độ trầm trọng hơn như mất ngủ kéo dài gây ra trầm cảm [3].

Yếu tố di truyền

Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, gen điều chỉnh nhịp sinh học về giấc ngủ có những thay đổi ảnh hưởng đến rối loạn giấc ngủ. Và di truyền có khuynh hướng chỉ quan trọng ở những người tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ rối loạn giấc ngủ mà các yếu tố này có thể chỉ quan trọng ở một vài cá nhân có nguy cơ di truyền cao. Nên những người ngủ kém bị di truyền, thường nhạy cảm với các yếu tố rủi ro về lối sống và các rối loạn trong môi trường gia đình [4]. Hậu quả của việc cha mẹ thiếu ngủ cũng có thể được truyền lại cho con cháu của họ.

Tuổi tác

Người già thường có hiệu quả giấc ngủ kém. Mức độ rối loạn giấc ngủ cao thường xảy ra ở phụ nữ trung niên, tiền mãn kinh và mãn kinh không sử dụng nội tiết thay thế. Rối loạn giấc ngủ có liên quan đến tâm trạng tồi tệ và sự không hài lòng với cuộc sống và xã hội. Ảnh hưởng của rối loạn giấc ngủ sau mãn kinh có liên quan đến sự tổng hợp bất thường bài tiết hormone sinh dục nữ. Tương tự với nam giới cũng vậy, kết quả từ nghiên cứu cho thấy chất lượng giấc ngủ kém hơn ở nam giới trung niên và cao tuổi [5].

Lối sống

Sự gián đoạn của nhịp sinh học: Làm việc theo ca, thay đổi múi giờ của đồng hồ sinh học và rối loạn chức năng ban ngày cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và kết quả mang thai sớm kém hơn. Sự thay đổi trong biểu hiện của gen quy định nhịp sinh học CLOCK (Circadian Locomotor Output Cycles Kaput) có liên quan đến giảm khả năng sinh sản và tăng tỷ lệ sẩy thai [6].

Vô sinh

Vô sinh là một trong những vấn đề gây áp lực tâm lý nặng nề. Áp lực này bắt đầu từ thời gian mong con cho đến chẩn đoán vô sinh. Những áp lực này tăng theo thời gian điều trị và sự thất bại trong điều trị. Tâm lý tiêu cực được thể hiện ra bên ngoài bằng những lo lắng, căng thẳng, stress, trầm cảm và thông qua biểu hiện rối loạn giấc ngủ. Và ngược lại, sự gián đoạn sinh học này có thể ảnh hưởng đến kết quả sinh sản thông qua sự điều hòa của trục hạ đồi - tuyến yên – tuyến thượng thận, kháng insulin, stress oxy hóa và viêm hệ thống [7].  

Ảnh hưởng giấc ngủ và rối loạn giấc ngủ đối với khả năng sinh sản

Ngoài những ảnh hưởng của rối loạn giấc ngủ lên sức khỏe như tăng nguy cơ biến chứng tim mạch, tăng huyết áp, béo phì, tiểu đường type II, biến chứng tiết niệu, ung thư, trầm cảm, tiền mãn kinh và rối loạn tiền kinh nguyệt [8]… thì rối loạn giấc ngủ còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Chức năng sinh sản của con người được điều chỉnh bởi một số hormone giới tính được tiết ra cùng với thời gian sinh học của cơ thể. Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng thiếu ngủ giữa nam và nữ được tìm hiểu là một trong những nguyên nhân gây vô sinh [9].

Đối với sinh sản nam

Rối loạn giấc ngủ làm suy giảm sự tiết hormone sinh dục, chất lượng giấc ngủ kém được quan sát thấy ở những người đàn ông trung niên trở lên và điều này cũng góp phần làm giảm nồng độ testosterone do đó dẫn đến giảm khả năng vận động của tinh trùng [10]. Một nghiên cứu trên nam giới Trung Quốc cho thấy rằng đi ngủ muộn dù thời gian ngủ ngắn hay dài đều có ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng tinh trùng [11]. Một số bằng chứng khác chứng minh rằng thiếu ngủ ở nam giới trưởng thành có tác động bất lợi đến hệ thống sinh sản của nam giới [12,13] gây ra những vấn đề liên quan và ảnh hưởng đến sinh sản nam giới.

Đối với sinh sản nữ

Vai trò và ảnh hưởng của giấc ngủ đối với khả năng sinh sản của phụ nữ và kết quả mang thai sớm cũng được ghi nhận. Càng có nhiều bằng chứng chứng minh sự điều hòa của giấc ngủ là quan trọng đối với sinh sản. Ngược lại, sự gián đoạn trong giấc ngủ, nhịp sinh học và gen điều chỉnh nhịp sinh học có thể tác động đến khả năng sinh sản, kết quả mang thai sớm [9] và sự tác động của rối loạn giấc ngủ đến nội tiết sinh sản nữ. Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng việc tiết ra FSH để kích thích sự phát triển của nang noãn. Tác dụng của giấc ngủ đối với LH là điều chỉnh hoạt động của LH ở chức năng sinh sản của nam và nữ. Đối với Prolactin, ảnh hưởng của thiếu ngủ dẫn đến tăng prolactin máu liên quan đến sự không rụng trứng, hội chứng buồng trứng đa nang và lạc nội mạc tử cung [15]. Progesterone điều chỉnh quá trình chuyển dạng nội mạc tử cung chuẩn bị cho sự làm tổ và duy trì sự phát triển của thai kỳ. Ảnh hưởng của giấc ngủ đối với progesterone không rõ rệt nhưng được ghi nhận là ảnh hưởng đến cấu trúc giấc ngủ. Bên cạnh đó, hormon tuyến giáp (TSH) tăng trước khi khởi phát giấc ngủ và tăng liên tục trong suốt thời gian ngủ vào ban đêm và giảm dần trong ngày. Nồng độ TSH cao có thể kích thích tiết prolactin gây ra rối loạn kinh nguyệt, sự không rụng trứng, vô kinh và sẩy thai liên tiếp dẫn đến vô sinh. Ngoài ra, Estradiol được ghi nhận tăng ở những phụ nữ thiếu ngủ trong độ tuổi sinh sản và nồng độ Estradiol cao cũng được ghi nhận có liên quan đến chất lượng giấc ngủ kém hơn. Và thiếu ngủ sẽ hủy bỏ sự tiết ra nội tiết melatonin và làm suy yếu sức khỏe sinh sản [9].

Tác động qua lại giữa rối loạn giấc ngủ và điều trị vô sinh

Rối loạn giấc ngủ tạo ra các kích thích căng thẳng do sự không đồng bộ sinh học làm tăng sự kích hoạt của trục Hạ đồi-tuyến yên (HPA) do đó làm tăng sản xuất corticosteroid và giảm sản xuất melatonin. Cùng với sự kích hoạt HPA quá mức dẫn đến sẩy thai sớm, cấy phôi không thành công, không rụng trứng và vô kinh. Thiếu ngủ ở phụ nữ cũng đã được tìm thấy có liên quan đến sự thay đổi gonadotropin và bài tiết steroid sinh dục dẫn đến vô sinh nữ [9]. Có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các triệu chứng lo âu và trầm cảm ở phụ nữ vô sinh có liên quan đến độ tuổi, quan hệ hôn nhân, rối loạn giấc ngủ và các yếu tố liên quan đến điều trị như thời gian vô sinh, các biến chứng và thất bại trong điều trị vô sinh đưa đến những cảm xúc tiêu cực của phụ nữ vô sinh bao gồm lo lắng, căng thẳng, stress và thậm chí là trầm cảm [14,15]. Thời gian vô sinh càng kéo dài, thất bại trong điều trị vô sinh lặp đi lặp lại và căng thẳng về tài chính là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến các triệu chứng trầm cảm gia tăng và gây ra những hậu quả nặng nề cho chính việc điều trị vô sinh cũng như cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.
 
Kết luận

Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe con người nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng. Ngược lại, rối loạn giấc ngủ tác động xấu đến tất cả đối tượng không loại trừ ai. Do đó, việc thực hiện một giấc ngủ lành mạnh và đầy đủ là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cũng như không làm xấu đi khả năng sinh sản và quá trình điều trị vô sinh.

Tài liệu tham khảo:Dưới cùng của Biểu mẫu
  1. Daniel J. BuysseCharles F. Reynolds, IIIDavid J. KupferMichael J. ThorpyEdward BixlerRocco ManfrediAnthony KalesAlexandras VgontzasEdward StepanskiThomas RothPeter HauriDeborah Mesiano Clinical Diagnoses in 216 Insomnia Patients Using the International Classification of Sleep Disorders (ICSD), DSM-IV and ICD-10 Categories: A Report From the APA/NIMH DSM-IV Field Trial 
  2. Thoma ME, McLain AC, Louis JF, King RB, Trumble AC, Sundaram R, et al. Prevalence of infertility in the United States as estimated by the current duration approach and a traditional constructed approach. Fertil Steril. 2013; 99(5): 1324–31. DOI: 10.1016/j.fertnstert.2012.11.037 [PMC free article] [PubMed] [CrossRef] [Google Scholar]
  3. Daniel J. Taylor, PhDKenneth L. Lichstein, PhDH. Heith Durrence, PhDBrant W. Reidel, PhDAndrew J. Bush, PhD. Epidemiology of Insomnia, Depression, and AnxietySleep, Volume 28, Issue 11, November 2005, Pages 1457–1464,
  4. Yueqin Hu ,Marieke Visser &Sierra Kaiser. Perceived Stress and Sleep Quality in Midlife and Later: Controlling for Genetic and Environmental Influences. Pages 537-549 | Published online: 23 Jun 2019
  5. Veldhuis JD, Iranmanesh A, Godschalk M, Mulligan T. Older men manifest multifold synchrony disruption of reproductive neurohormone outflow. J Clin Endocrinol Metab. 2000; 85: 1477–86. DOI: 10.1210/jc.85.4.1477 [PubMed] [CrossRef] [Google Scholar]
  6. Mills, Jacqueline; Kuohung, Wendy. Impact of circadian rhythms on female reproduction and infertility treatment success. Author Information
  7. Willis, Sydney Kaye; Hatch, Elizabeth Elliott; Wise, Lauren Anne. Sleep and female reproduction. Current Opinion in Obstetrics and Gynecology: August 2019 - Volume 31 - Issue 4 - p 222-227 doi: 10.1097/GCO.0000000000000554
  8. Kloss JD, Nash CO. Women’s sleep through the lifespan In: Spiers MV, Geller PA, Kloss JD (eds.), Women’s Health Psychology. New York, NY: Wiley; 2013. [Google Scholar]
  9. Olubodun Michael Lateef1 and Michael Olawale Akintubosun. Sleep and Reproductive Health. Author information Article notes Copyright and License information Disclaimer
  10. Liu M-M, Liu L, Chen L, Yin X-J, Liu H, Zhang Y-H, et al. Sleep Deprivation and Late Bedtime Impair Sperm Health Through Increasing Antisperm Antibody. Production: A Prospective Study of 981 Healthy Men. Med Sci Monit. 2017;23:1842–8 Available from: http://www.medscimonit.com/ abstract/index/idArt/900101. 9. Chen Q, Yang H, Zhou N, Sun L, B.
  11. Green A, Barak S, Shine L, Kahane A, Dagan Y. Exposure by males to light emitted from media devices at night is linked with decline of sperm quality and correlated with sleep quality measures. Chronobiol Int. 2020:1–11 Available from: http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/32126861.
  12.  Axelsson J, Ingre M, Akerstedt T, Holmbäck U. Effects of acutely displaced sleep on testosterone. J. Clin. Endocrinol. Metab. 2005; 90: 4530–4535. DOI: 10.1210/jc.2005-0520 [PubMed] [CrossRef] [Google Scholar]
  13.  Balkin TJ, Rupp T, Picchioni D, Wesenste NJ. Sleep loss and sleepiness: Current issues. Chest. 2008; 134: 653–66. DOI: 10.1378/chest.08-1064 [PubMed] [CrossRef] [Google Scholar]
  14.  Ahmed, AH, Hui, S, Crodian, J, et al. Relationship between sleep quality, depression symptoms, and blood glucose in pregnant women. West J Nurs Res 2018; 41: 1222–1240. Google Scholar | SAGE Journals
  15. Radwanska E, Henig I, Dmowski WP. Nocturnal prolactin levels in infertile women with endometriosis. J Reprod Med. 1987; 32: 605–605. [PubMed: 3656300]. [PubMed] [Google Scholar]
 
 
 

Các tin khác cùng chuyên mục:
Tâm lý nữ trong điều trị vô sinh - Ngày đăng: 06-07-2020
Trữ lạnh tinh trùng số lượng ít - Ngày đăng: 26-06-2020
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ Nhật ngày 9 . 6 . 2024

Năm 2020

Caravelle Hotel Saigon, chiều thứ bảy 20.4 và chủ nhật 21.4.2024

Năm 2020

Khách sạn Caravelle Saigon, Chủ nhật 21.1.2024 (9:00 - 11:15)

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Sách ra mắt ngày 9 . 3 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Y học sinh sản số 68 ra mắt ngày 25 . 12 . 2023 và gửi đến quý ...

Y học sinh sản số 68 ra mắt ngày 25 . 12 . 2023 và gửi đến quý ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK