Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Monday 01-02-2021 12:17pm
Viết bởi: Khoa Pham
Danh mục: Tin quốc tế
 CTV Nguyễn Vĩnh Xuân Phương

Phơi nhiễm với hóa chất trong môi trường được xem là yếu tố tiềm tàng góp phần làm giảm chất lượng tinh dịch. Tuy nhiên, y văn trước đây về việc phơi nhiễm ô nhiễm không khí và chất lượng tinh dịch không nhất quán. Vì vậy, Xiang Qian Lao và cộng sự đã tiến hành khảo sát ảnh hưởng đến sức khỏe của việc phơi nhiễm ngắn hạn và dài hạn với bụi mịn (PM2.5) lên chất lượng tinh dịch ở Đài Loan trên dân số chung.

Một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 6475 nam giới độ tuổi từ 15-49 từng tham gia vào chương trình khảo sát y tế tiêu chuẩn ở Đài Loan từ năm 2001 đến năm 2014. Chất lượng tinh dịch được đánh giá dựa theo hướng dẫn của WHO 1999 bao gồm mật độ tinh trùng, độ di động toàn bộ, độ di động tiến tới và hình dạng tinh trùng. Mật độ PM2.5 trung bình trong 3 tháng và 2 năm tại địa chỉ của từng người tham gia được ước tính dựa trên dữ liệu độ dày khí dung quang học lấy từ vệ tinh. Phương pháp hồi quy tuyến tính đa biến và logistic được sử dụng để kiểm tra mối liên quan giữa PM2.5 và chất lượng tinh dịch có điều chỉnh độ tuổi. Tuổi trung bình của dân số nghiên cứu là 31,9 ± 4,3 tuổi. Nhóm dân số thuộc nhóm có trình độ tốt, đa phần chưa từng hút thuốc lá (64,2%) và uống rượu ít hơn 1 lần / tuần (83,1%).

Phơi nhiễm PM2.5 có liên quan mạnh mẽ với giảm hình dạng bình thường của tinh trùng. Cứ mỗi đơn vị gia tăng 5 µg/m3 trong 2 năm trung bình phơi nhiễm PM2.5 làm giảm có ý nghĩa 1,29% tinh trùng có hình dạng bình thường và tăng nguy cơ 26% giảm hình dạng tinh trùng bình thường xuống mức thấp nhất, sau khi đã điều chỉnh nhiều yếu tố có khả năng gây nhiễu (p<0.001). Mặt khác, mỗi đơn vị tăng thêm của 5 µg/m3 trong hai năm trung bình phơi nhiễm PM2.5 có liên quan đến sự gia tăng 1.03×106/mL mật độ tinh trùng và giảm nguy cơ 10% mật độ tinh trùng xuống mức thấp nhất (cả hai p<0.001). Kết quả tương tự cũng được tìm thấy đối với phơi nhiễm PM2.5 trong ba tháng.

Đây là nghiên cứu lớn nhất từ trước đến nay khảo sát tác động lên sức khoẻ của PM2.5 lên chất lượng tinh dịch, cũng là nghiên cứu đầu tiên xem xét cả ảnh hưởng của phơi nhiễm ngắn hạn lẫn dài hạn. Kết quả nghiên cứu cho thấy phơi nhiễm ô nhiễm không khí PM2.5 trong môi trường xung quanh có liên quan đến chỉ số hình dạng tinh trùng thấp hơn và mật độ tinh trùng cao hơn. Sự gia tăng mật độ tinh trùng khi tiếp xúc với ô nhiễm không khí là một kết quả gây bất ngờ. Cần thêm nhiều nghiên cứu có thiết kế tốt để xác định tác động của ô nhiễm không khí lên chất lượng tinh dịch ở nam giới.

Nguồn: Xiang Qian Lao et al. Exposure to ambient fine particulate matter and semen quality in Taiwan. Occup Environ Med. 2018 Feb;75(2):148-154. doi: 10.1136/oemed-2017-104529.
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ Nhật ngày 9 . 6 . 2024

Năm 2020

Caravelle Hotel Saigon, chiều thứ bảy 20.4 và chủ nhật 21.4.2024

Năm 2020

Khách sạn Caravelle Saigon, Chủ nhật 21.1.2024 (9:00 - 11:15)

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Sách ra mắt ngày 9 . 3 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Y học sinh sản số 68 ra mắt ngày 25 . 12 . 2023 và gửi đến quý ...

Y học sinh sản số 68 ra mắt ngày 25 . 12 . 2023 và gửi đến quý ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK